3 cách giúp con hết biếng ăn rất dễ thực hiện tại nhà

Biếng ăn, quấy khóc khi ăn là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, gây ra nhiều phiền muộn, lo lắng cho các bậc phụ huynh. Trong bài viết này, hãy cùng BIOIMUCANS GOLD tìm hiểu về chứng biếng ăn ở trẻ và các cách xử trí hiệu quả nhé!

Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là hiện tượng trẻ ăn ít hơn bình thường, chỉ ăn vài loại thức ăn, có trẻ sợ ăn, từ chối hay nôn oẹ khi nhìn thấy thức ăn, việc cho trẻ ăn tốn rất nhiều thời gian, có thể trên 30 phút thậm chí hàng tiếng đồng hồ do trẻ không chịu nuốt thức ăn hoặc bỏ ăn do nhiều nguyên nhân gây ra.

Biếng ăn bản thân nó không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay tâm lý gây ra.

Do đó để đánh giá trẻ biếng ăn ta cần dựa vào các tiêu chí sau:

  • Số lượng thức ăn trẻ ăn trong ngày ít hơn nhu cầu theo tuổi.
  • Trẻ thường hay táo bón, số lượng phân ít hơn bình thường.
  • Phát triển cân nặng của trẻ chậm hơn bình thường hoặc không tăng cân có khi còn giảm cân.

Biếng ăn không hẳn là bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau

Vòng xoắn bệnh lý trẻ có thể gặp phải do biếng ăn

Trẻ biếng ăn, ăn ít gây ra thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như acid amin, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất dẫn đến hậu quả trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, ốm sốt hoặc mắc bệnh do thiếu hụt các vi chất như khô mắt, thiếu máu…điều này càng làm cho trẻ biếng ăn hơn, suy dinh dưỡng nặng hơn.

Biếng ăn khiến trẻ bị suy giảm sức đề kháng

Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn liên quan đến bệnh lý

  • Trẻ bỏ ăn, biếng ăn là triệu chứng hay gặp khi trẻ ốm, sốt do viêm nhiễm.
  • Trẻ có tình trạng tổn thương răng miệng như đang mọc răng, bị sâu răng, viêm hoặc loét vùng miệng họng…

Trẻ đang mọc răng nên biếng ăn

Biếng ăn liên quan đến dinh dưỡng và tâm lý của trẻ

  • Thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu acid amin như lysin, thiếu vi chất như kẽm, kali…
  • Thức ăn được chế biến không hợp khẩu vị của trẻ.
  • Việc ép trẻ ăn làm cho bé sợ ăn.
  • Trẻ mải chơi, ăn uống không đúng giờ giấc khoa học.
  • Khi trẻ ốm, một số bố mẹ cho trẻ uống thuốc cùng với thức ăn mà để trẻ nhận biết được hoặc tạo ra mùi vị khác lạ gây phản xạ sợ hãi.
  • Việc cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ ăn vặt nhiều trước khi ăn bữa chính.
  • Người lớn xung quanh trẻ có thói quen ăn không khoa học, hợp lý làm trẻ bắt chước theo.

Trẻ mải chơi, vừa ăn vừa xem khiến con không tập trung ăn uống

Cách xử trí và phòng ngừa chứng biếng ăn ở trẻ

Hãy cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ lượng

Đối với trẻ đang bị bệnh: Trẻ em bị bệnh thường rất mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn do đó ngoài việc điều trị bệnh chúng ta cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ và phải xác định rằng việc cố gắng cho bé ăn uống và tránh bỏ bữa lúc này rất quan trọng.

  • Trẻ còn bú mẹ:

Cho trẻ bú nhiều lần hơn nếu thời gian mỗi lần bú ít hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.

  • Với trẻ lớn hơn:

Vì trẻ bệnh nên cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, thức ăn cần chế biến dạng lỏng và mềm hơn, dễ tiêu hoá hơn, mùi vị thơm ngon, hợp khẩu vị. Bố mẹ cần phải kiên nhẫn, dỗ dành trẻ tránh việc ép trẻ ăn làm bé sợ hãi.

Nếu trẻ ăn ít trong giai đoạn này cũng đừng quá lo lắng, khi lành bệnh trẻ có thể ăn bù để hồi phục thể trạng. Điều cần nhất là phải cho trẻ uống đủ nước, nên uống các loại nước trái cây có đường như cam, chanh, dừa,…hoặc uống sữa, vì các loại nước này vừa cung cấp năng lượng, vừa cung cấp vitamin và khoáng chất cho bé. 

Hơn nữa, cần cân nhắc cho trẻ uống bổ sung vitamin, khoáng chất và men tiêu hóa trong giai đoạn này để tăng sức đề kháng, tăng sự ngon miệng, giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh.

Vì trẻ bệnh nên cần ăn thành nhiều bữa nhỏ, thức ăn chế biến dạng lỏng và mềm

Đối tượng thứ hai là trẻ bình thường: Chỉnh khẩu phần ăn của trẻ cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng và đủ số lượng phù hợp với lứa tuổi.

Các loại thực phẩm giàu chất đạm bao gồm: sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu nành, trứng, thịt, cá.

  • Sữa: Trong đó, tốt nhất là trẻ được bú sữa mẹ, ngoài ra nếu mẹ muốn bổ sung lợi khuẩn, kích thích tiêu hóa cho bé, có thể cân nhắc sử dụng thêm sữa chua. Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay thế một phần sữa công thức bằng sữa chua nếu trẻ thích vị sữa chua, ngày có thể sử dụng từ 1 – 2 cốc.
  • Trứng: Lòng đỏ trứng về giá trị dinh dưỡng có nhiều chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng nên lòng đỏ tốt hơn lòng trắng do vậy trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ. Lòng trắng trứng thành phần chủ yếu là đạm nên trẻ trên 1 tuổi có thể ăn cả quả trứng.
  • Thịt: Khi trẻ trên 1 tuổi có thể dùng thịt nạc vai, thịt mông sấn để tăng thêm năng lượng cho trẻ. Cá tôm cua cũng rất nên tăng cường cho trẻ ăn vì chúng chứa nhiều chất đạm lại dễ tiêu hoá hơn đạm thịt. Ngoài ra thủy, hải sản còn chứa nhiều canxi, phốt pho giúp trẻ không bị còi xương. Cần chú ý rằng trẻ khoảng từ 7 tháng tuổi có thể ăn được các loại thực phẩm này nhưng phải tập ăn sau đạm trứng, thịt và tập dần từ ít đến nhiều. 

Các loại thực phẩm giàu chất béo như dầu cá, dầu mè, dầu đậu nành, dầu gấc, dầu oliu rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Chất béo lành mạnh như axit béo Omega-3,6,9 có trong dầu cá, dầu gấc sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, chống lại nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra nó giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu vitamin A, D, E, K rất cần cho sự phát triển của xương, mắt.

Các thực phẩm giàu glucid như gạo, ngô, khoai, sắn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng.

Ngoài ra cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ rau, hoa quả tươi để cung cấp đủ các vitamin, chất xơ và các yếu tố vi lượng.

Cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ rau, hoa quả tươi

Mẹ cũng có thể cân nhắc cho trẻ sử dụng thêm các loại men tiêu hóa, sản phẩm bổ sung lợi khuẩn để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Bố mẹ có thể tham khảo ngay sản phẩm BIOIMUCANS GOLD với các ưu điểm nổi bật như sau:

  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột > 2 tỷ lợi khuẩn/gói. Có khả năng sinh ra nhiều enzyme, trong đó nhiều nhất là các enzyme tiêu hóa như amylase và protease… Hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất.
  • Men vi sinh dạng bào tử cho khả năng sống sót ở acid dịch vị vượt trội hơn dạng lợi khuẩn trưởng thành, từ đó tăng hiệu quả cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Bổ sung chất xơ hòa tan (Fibregum B, Beta-glucan 80%) giúp tăng khả năng cải thiện chứng táo bón và là thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột.
  • Bổ sung vi chất và các acid amin thiết yếu cho cơ thể, kích thích ăn ngon, tăng cường hấp thu dưỡng chất và giúp trẻ tăng cường phát triển trí tuệ.

Bạn có thể tham khảo và mua sản phẩm BIOIMUCANS GOLD tại đây!

Hãy cố gắng cải thiện các vấn đề tâm lý ở trẻ

Kiểm tra xem thức ăn có hợp khẩu vị của trẻ không, nếu cần phải đổi thức ăn cho hợp với trẻ mà vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Nếu trẻ sợ, quấy khóc khi nhìn thấy thức ăn, cần phải cắt dần phản xạ đó bằng cách không ép trẻ mà cho trẻ chơi, làm quen dần với dụng cụ chứa thức ăn và thức ăn. Ví dụ, trẻ sợ ăn rau, bạn có thể nghiền nhuyễn rau nấu thành cháo, súp để trẻ không nhận biết được hoặc trình bày rau cùng với các thức ăn khác mà trẻ thích thành món ăn đẹp mắt, để trong các đĩa, hộp hình thù ngộ nghĩnh để tăng tính kích thích thị giác cho trẻ.

Tạo cho trẻ không khí thoải mái, vui vẻ trong bữa ăn. Hãy động viên, khen ngợi bé dù trẻ có ăn hết khẩu phần ăn đề ra hay không.

Cho trẻ ăn đúng bữa, trong bữa ăn cần tập trung, không nên vừa ăn vừa chơi và không nên cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn nhằm tránh tạo cảm giác no giả khiến trẻ chán ăn.

Hãy cố gắng cải thiện các vấn đề tâm lý ở trẻ

Hãy khuyến khích trẻ vận động, tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày

Trẻ ít vận động cũng có thể dẫn tới biếng ăn. Việc vận động khiến bé tiêu hao nhiều năng lượng nên bé sẽ có cảm giác đói, ăn ngon hơn và có sức khỏe tốt hơn.

Hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày

Trên đây là những chia sẻ về chứng biếng ăn ở trẻ cũng như một số biện pháp giúp xử trí, phòng ngừa trẻ bỏ ăn, lười ăn. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, hãy cố gắng xem xét và áp dụng khi bé nhà bạn mắc phải tình trạng trên để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu của chứng biếng ăn lên sức khỏe của trẻ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *