Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến có thể dẫn đến suy giảm chức năng vận động, thậm chí tàn phế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Hãy cùng ULTRAFLEX tìm hiểu về 5 nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa khớp bạn nên biết để phòng tránh bệnh hiệu quả nhé!
Thoái hóa khớp là bệnh gì?
Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính thường gặp ở những người trên 50 tuổi, đặc biệt là sau 60 tuổi. Thoái hóa khớp gây ra những thay đổi về xương, thoái hóa gân – dây chằng và phá vỡ sụn, dẫn đến đau, sưng và biến dạng khớp.
Thoái hóa khớp được phân thành 2 loại:
- Thoái hóa khớp nguyên phát: Là do sự lão hóa, xuất hiện muộn, thường sau 60 tuổi, gặp ở nhiều vị trí và tăng dần theo tuổi.
- Thoái hóa khớp thứ phát: Do nguyên nhân cơ học và bệnh lý, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường là ở những người trẻ dưới 40 tuổi, những người mà thường xuyên hoạt động nặng, lặp đi lặp lại cùng một hoạt động lên khớp. Do đó, nó thường xảy ra khu trú ở một vài vị trí, bệnh có thể nặng và tiến triển nhanh hơn so với thoái hóa khớp do lão hóa.
Thoái hóa khớp là bệnh gì?
5 nguyên nhân gây thoái hóa khớp, viêm khớp phổ biến
Do yếu tố di truyền gây thoái hóa khớp
Một số người có bất thường di truyền ở một trong những gen có chức năng hình thành sụn, khiến sụn bị khiếm khuyết, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa khớp.
Những người có người thân bị thoái hóa khớp sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn so với người bình thường.
Do thừa cân, béo phì làm thoái hóa khớp nặng hơn
Trọng lượng của cơ thể quá nặng sẽ gây ra áp lực rất lớn cho hệ thống xương khớp, khiến cho sụn khớp bị nứt, vỡ; làm tổn thương sụn và đầu xương dưới sụn gây ra suy thoái khớp. Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ thoái hóa các vùng khớp chịu lực nhiều như khớp gối, hông và cột sống.
Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ thoái hóa các vùng khớp
Do chấn thương làm thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn
Chấn thương ở khớp do tai nạn, luyện tập thể thao quá độ,… sẽ tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Chẳng hạn, một vận động viên bị chấn thương liên quan đến đầu gối có thể tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối. Những người đã từng bị chấn thương nặng ở lưng sẽ dễ bị thoái hóa khớp cột sống.
Hoạt động khớp với tần suất lớn
Việc tập luyện quá sức, lao động, bê vác vật nặng trong thời gian dài dễ khiến các khớp bị tổn thương. Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.
Hoạt động khớp với tần suất lớn là nguyên nhân thoái hóa khớp
Do mắc một số bệnh lý khác
Những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường và gout có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, một số tình trạng hiếm gặp, chẳng hạn thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp
Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp như:
- Tuổi cao: Tuổi càng cao, quá trình lão hóa tự nhiên càng diễn ra mạnh mẽ. Lúc này, hệ xương khớp cũng chịu nhiều ảnh hưởng, suy yếu dần và bắt đầu thoái hóa.
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn nam giới. Đặc biệt, phụ nữ sau mãn kinh, nồng độ hormone estrogen giảm làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp vì estrogen có tác dụng bảo vệ sức khỏe của xương.
- Sinh hoạt sai tư thế như nằm, ngồi hay cúi gập người sai cách; ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, ít vận động,.. cũng vô tình gây áp lực lên các khớp làm gia tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp
Các dấu hiệu thoái hóa khớp cho thấy bạn cần gặp bác sĩ
- Đau khớp: Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động và khi thời tiết thay đổi.
- Cứng khớp: Chủ yếu xuất hiện vào buổi sáng khi người bệnh ngủ dậy hoặc sau một thời gian không vận động khớp.
- Khớp sưng tấy: Do viêm mô mềm xung quanh khớp.
- Giảm khả năng vận động: Khi bị thoái hóa khớp, các hoạt động hằng ngày của người bệnh sẽ bị hạn chế. Chẳng hạn như, ở người thoái hóa khớp gối, việc đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, co duỗi gối sẽ khó khăn hơn.
- Khớp kêu “lục cục”: Các đầu xương cọ xát vào nhau do lớp sụn khớp bị bào mòn sẽ tạo ra những âm thanh lục cục, răng rắc khi vận động.
Các dấu hiệu thoái hóa khớp cho thấy bạn cần gặp bác sĩ
Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp
Sau đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc thoái hóa khớp:
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngồi làm việc đúng tư thế, nên đứng lên vận động nhẹ nhàng sau 1h ngồi liên tục.
- Sinh hoạt, làm việc, tập luyện với cường độ phù hợp, tránh gắng sức.
- Tập thể dục thường xuyên nhằm tăng cường độ dẻo dai, tính linh hoạt và sức mạnh các khớp, ưu tiên các bài tập nhằm tăng cường sức mạnh của cơ tứ đầu đùi.
- Ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ nâng cao sức đề kháng.
Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả
ULTRAFLEX – Hỗ trợ cải thiện, làm chậm quá trình thoái hóa khớp
Hiện nay, xu hướng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống cổ đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn là dùng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ tự nhiên.
So với các thuốc thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp qua đường uống hoặc tiêm (nhóm NSAIDs, nhóm corticoid,…) thì các thực phẩm bảo vệ sức khỏe loại này cũng có tác dụng giảm sưng, đau nhưng lại không gây tác dụng phụ như loét dạ dày, loãng xương, suy gan, thận…
Sản phẩm nổi bật cho xu hướng trên và đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay là ULTRAFLEX.
ULTRAFLEX được xem như giải pháp lâu dài để loại bỏ tận gốc các cơn đau nhức, bởi sản phẩm có công dụng:
ULTRAFLEX – Hỗ trợ cải thiện, làm chậm quá trình thoái hóa khớp
- Phục hồi lớp sụn khớp đã bị lão hóa.
- Kích thích tiết dịch khớp giúp tăng độ trơn và giảm ma sát giữa các khớp nhằm hạn chế nguyên nhân gây sưng, đau và khó vận động khớp.
Đối tượng sử dụng của ULTRAFLEX:
- Người bị thoái hóa khớp, viêm khớp cấp và mạn tính, đau mỏi khớp, vận động khớp bị hạn chế.
- Người lao động nặng, người hoạt động thể thao, đặc biệt người bị hội chứng Tennis Elbow (viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay – đau khuỷu tay ở người chơi tennis), viêm đau các khớp.
Cách dùng, liều dùng:
Mỗi lần uống 2 viên. Ngày uống 1 – 2 lần. Uống sau bữa ăn 30 phút.
Nên dùng thường xuyên mỗi đợt 1 – 2 tháng. Năm nên dùng nhắc lại từ 1 – 2 đợt.
Mua sản phẩm Ultra Flex tại đây
Như vậy, có thể thấy thoái hóa khớp không chỉ là căn bệnh của tuổi già mà ngay cả những người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, việc tự trang bị kiến thức về thoái hóa khớp là điều cần thiết để có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân thông tin hữu ích này nhé!