Chán ăn, buồn nôn là tình trạng khá thường gặp, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hại cho cơ thể, làm sụt cân, giảm sức đề kháng, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và tâm tính thì dễ cáu giận. Trong bài viết này, hãy cùng BIOIMUCANS GOLD tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhận biết các triệu chứng điển hình và cách xử trí hiệu quả từ góc độ chuyên gia y tế nhé!
Chán ăn, buồn nôn là như thế nào?
Là khi ăn có cảm giác không ngon miệng và thường xuyên cảm thấy buồn nôn sau khi ăn.
Điều này thường xảy ra khi ốm sốt, làm việc quá sức hay thiếu ngủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chứng chán ăn buồn nôn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn mà cần có sự thăm khám và chữa trị kịp thời.
Người bị chán ăn, ăn không ngon hay buồn nôn có thể kèm theo một số triệu chứng dưới đây:
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao kèm theo đau đầu, chóng mặt.
- Khô miệng, đau bụng, đầy hơi, ợ hơi.
- Cảm giác mệt mỏi, lờ đờ, uể oải.
- Một số trường hợp cơ thể tăng tiết mồ hôi, kèm khó thở, đau ngực hoặc ngất xỉu.
Chán ăn buồn nôn thường xảy ra khi ốm sốt, làm việc quá sức hay thiếu ngủ
Các nguyên nhân phổ biến gây nên chứng chán ăn, buồn nôn
Do mang thai
Trong 3 tháng đầu, cơ thể bà bầu có xu hướng tăng lượng hormon HCG. Đây là hormone gây ra các dấu hiệu thai nghén điển hình như chán ăn hay thèm ăn bất thường, buồn nôn, nhạy cảm và ngực căng tức.
Để biết chứng chán ăn và buồn nôn có phải do mang thai hay không, bạn có thể sử dụng que thử thai hoặc căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt để xác định. Hơn nữa, mang thai còn gây ra một số thay đổi khác trong cơ thể như là da sạm đi, mệt mỏi, thiếu tập trung, dễ buồn ngủ…
Chán ăn buồn nôn có thể là do bạn đang mang thai
Do bạn mắc hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng ruột già bị co bóp bất thường. Hiện tại vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, tuy nhiên bệnh nhân thường bị kích thích khi có căng thẳng thần kinh hoặc sử dụng các chất cồn, hút thuốc lá.
Người mắc IBS thường có các cơn đau bụng khó chịu diễn biến trong nhiều ngày, xuất hiện táo bón hoặc tiêu chảy, cơ thể suy kiệt dẫn đến không muốn ăn, mất cảm giác ngon miệng khi ăn, buồn nôn khi thấy thức ăn hoặc thậm chí là chỉ nghĩ đến thức ăn cũng cảm thấy muốn nôn ói.
Do bạn mắc hội chứng ruột kích thích (IBS)
Do người bệnh bị stress, căng thẳng quá mức
Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu một chút về phản ứng chiến-hay-biến, đây là cơ chế phản ứng của cơ thể với những sợ hãi và nguy hiểm trong cuộc sống. Nó bắt nguồn từ xa xưa khi tổ tiên ta hàng ngày phải đối mặt với thú dữ và hiểm hoạ từ thiên nhiên. Chiến-hay-Biến, như một chiếc chuông báo động, giúp ta đối đầu với những nguy cơ hoặc tháo chạy để bảo toàn tính mạng.
Đây là cơ chế tạo stress. Khi chúng ta bị đe dọa sự an toàn, não bộ sẽ tiết ra cortisol và adrenaline, các hormone này được sản xuất ngay lập tức giúp ta chiến đấu hoặc bỏ chạy, tạo ra các thay đổi sau trên cơ thể:
- Nhịp thở, nhịp tim tăng để tăng cung cấp oxy
- Căng cơ (nhất là cổ, vai, lưng)
- Đổ mồ hôi lạnh
- Giảm nhu động ruột, giảm cảm giác đói.
Và tiếp nữa, stress kéo dài còn kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn bình thường, dẫn tới người bệnh phải đối diện với các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, xung huyết dạ dày, xung huyết niêm mạc hang vị,…
Nếu chán ăn buồn nôn là do các bệnh lý này gây ra, người bệnh sẽ gặp thêm các triệu chứng khác như đau bụng, khó tiêu, đắng miệng, ợ chua, ho khan, phân đen,…
Do người bệnh bị stress, căng thẳng quá mức
Do bạn mắc bệnh lý về tuyến giáp
Tuyến giáp giúp bài tiết các hormon điều hòa quá trình chuyển hóa, trao đổi chất giữa các tế bào. Ở bệnh nhân bị suy tuyến giáp, một số triệu chứng thường gặp như rối loạn thân nhiệt, táo bón, rối loạn nhịp tim, trầm cảm, mệt mỏi, chán ăn.
Do bạn mắc bệnh lý về tuyến giáp
Do viêm gan, suy giảm chức năng gan làm giảm cảm giác thèm ăn
Một số người mắc các vấn đề về gan do sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích hay lạm dụng thuốc, dùng quá nhiều loại thuốc mà cần chuyển hóa qua gan thường có các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, cơ thể suy kiệt, khó tiêu.
Đồng thời, việc gan bị tổn thương khiến cho quá trình chuyển hóa bị cản trở, đào thải độc tố khỏi cơ thể cũng gặp khó khăn, bệnh nhân luôn thấy mệt mỏi, buồn nôn.
Do viêm gan, suy giảm chức năng gan làm giảm cảm giác thèm ăn
Do tác dụng phụ của một số thuốc
Chán ăn và buồn nôn có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc trầm cảm, thuốc trị huyết áp, thuốc giảm đau gây nghiện hoặc thuốc kháng sinh.
Các thuốc như thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như ibuprofen, diclofenac và thuốc corticoid đường uống đều có nguy cơ gây viêm loét dạ dày – tá tràng và chứng trào ngược từ đó dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, chán ăn và buồn nôn.
Ngoài ra, chán ăn buồn nôn có thể do các nguyên nhân khác như nhiễm giun sán, làm việc quá sức, cảm cúm, cảm lạnh, ung thư, thay đổi nội tiết tố, rối loạn thần kinh, thiếu ngủ…
Do tác dụng phụ của một số thuốc
Những biện pháp để đẩy lùi tình trạng chán ăn, buồn nôn
Tùy theo từng nguyên nhân gây ra tình trạng mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn sẽ có các biện pháp cải thiện và xử trí khác nhau, dưới đây là một số cách bạn có thể cân nhắc và áp dụng nhé:
Hãy bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa trong bữa ăn
Như rau xanh, hoa quả tươi cung cấp vitamin, khoáng chất như kẽm, selen. Kẽm rất quan trọng để sản xuất các enzym tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả tình trạng thiếu kẽm rất nhẹ và tạm thời cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và làm giảm sản xuất enzyme, từ đó dẫn tới tình trạng khó tiêu, đầy bụng, chán ăn.
Kẽm rất quan trọng để sản xuất các enzym tiêu hóa
Hãy chia nhỏ bữa ăn
Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa, cơ thể không cần hoạt động quá mức để tiêu hóa nhiều thức ăn, giúp giảm được cảm giác đầy chướng bụng, buồn nôn.
Hãy tập thể dục thường xuyên
Nó vừa giúp nâng cao thể lực, vừa hỗ trợ kích thích tiêu hóa và điều hòa nhu động ruột rất hiệu quả. Vận động nhẹ nhàng trước bữa ăn giúp tăng tiêu hao calo, từ đó sẽ có cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn.
Hãy tập thể dục thường xuyên
Hãy chế biến món ăn đa dạng, nhiều màu sắc nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
Khiến cho bữa ăn trở nên bắt mắt, góp phần kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miệng.
Duy trì thói quen sinh hoạt và làm việc điều độ, tránh căng thẳng quá mức
Bạn có thể bắt đầu học thiền, viết ra những suy nghĩ trong đầu trước khi đi ngủ, tập thể dục hàng ngày, tham gia các lớp yoga, đây đều là các cách giảm stress hiệu quả.
Bên cạnh đó, hãy nhớ duy trì một lịch sinh hoạt ăn uống khoa học, tránh tình trạng bỏ bữa, thức khuya thường xuyên gây tác động xấu đến sức khỏe toàn diện nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.
Duy trì thói quen sinh hoạt, làm việc điều độ, tránh căng thẳng quá mức
Hãy thăm khám bác sĩ
Nếu tình trạng buồn nôn, ăn không ngon kéo dài và có dấu hiệu trầm trọng hơn. Có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó, việc được chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Hãy tham khảo bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như sữa chua, men vi sinh
Bạn có thể tham khảo ngay sản phẩm BIOIMUCANS GOLD giúp bổ sung tới hơn 2 tỷ lợi khuẩn bào tử có ích trong mỗi gói, vitamin nhóm B, kẽm, lysin và taurin giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn, cải thiện được tình trạng chán ăn, ăn không ngon và buồn nôn, hơn nữa còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. BIOIMUCANS GOLD có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Bạn hãy tham khảo và sử dụng ngay từ bây giờ để đẩy lùi tình trạng ăn không ngon miệng và buồn nôn nhé!
Bạn có thể tham khảo và mua sản phẩm BIOIMUCANS GOLD tại đây!
Ăn không ngon miệng và buồn nôn không chỉ là vấn đề của trẻ em mà còn cả người lớn. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được phần nào về chứng chán ăn, buồn nôn cũng như tìm được hướng xử trí phù hợp đối với tình trạng của bản thân. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết tới nhé!