Bà bầu bị chuột rút bắp chân thì phải làm sao?

Chuột rút là một hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Mặc dù chuột rút có thể tự giảm đi sau khi sinh, nhưng vẫn gây đau và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mẹ. Dưới đây là một số thông tin về tình trạng chuột rút ở mẹ bầu và cách khắc phục hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua!

Nguyên nhân mẹ bầu bị chuột rút bắp chân

Chuột rút là sự co thắt đột ngột của cơ bắp, gây ra đau nhức và thường xuất hiện ở các khu vực như bàn chân, bắp chân, đùi và cơ bụng. Hiện tượng này thường bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ và trở nên phổ biến hơn khi thai nhi phát triển. Mẹ bầu bị chuột rút bắp chân có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường nhiều hơn vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người mẹ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp chuột rút ở phụ nữ mang thai không gây nguy hiểm và thường tự giảm đi sau khi kết thúc thai kỳ.

Các nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai bao gồm:

  • Chèn ép từ tử cung: Tử cung mở rộng khi thai nhi phát triển, có thể gây chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh.
  • Đau dây chằng tròn: Trong tam cá nguyệt thứ hai, đau dây chằng tròn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chuột rút. Dây chằng tròn là cơ nâng đỡ tử cung, khi căng ra, có thể gây đau nhói hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới.
  • Thiếu nước và rối loạn điện giải: Thiếu nước và rối loạn điện giải trong cơ thể mẹ cũng có thể góp phần gây chuột rút.
  • Thiếu hụt canxi: Trong những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của thai nhi tăng cao để phát triển hệ xương. Nếu cung cấp không đủ canxi, cơ thể người mẹ có thể rút bớt canxi để truyền cho thai nhi, dẫn đến sự thiếu hụt canxi ở mẹ bầu và gây ra chuột rút.

Chuột rút bắp chân bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ và tăng dần khi thai nhi phát triển

Bà bầu bị chuột rút bắp chân thì phải làm sao?

Nếu mẹ bầu bị chuột rút bắp chân thường xuyên và muốn giảm khó chịu, mệt mỏi, có thể thử những biện pháp sau:

  • Kéo căng cơ: Duỗi thẳng chân và kéo căng cơ hướng mắt cá chân và các ngón chân về phía cẳng chân lặp đi lặp lại.
  • Xoa bóp cơ: Kết hợp xoa bóp bắp chân khi bị chuột rút để giúp cơ giãn ra.
  • Vận động nhẹ nhàng: Sau khi kéo căng cơ bắp chân và cảm thấy đỡ hơn, mẹ bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng, sau đó ngồi xuống và nâng cao chân để tránh tình trạng chuột rút trở lại.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm có thể giúp giảm chuột rút. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh áp dụng phương pháp nhiệt khi cơn đau do chuột rút đang diễn ra.
  • Chườm mát: Sau khi hết chuột rút, chườm mát có thể giúp ngăn chặn cơn co thắt.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu cơ vẫn còn đau sau khi hết chuột rút, mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau.


Kéo căng cơ

Cách phòng ngừa chuột rút bắp chân khi mang thai

Để phòng ngừa chuột rút bắp chân, mẹ bầu có thể tham khảo một số biện pháp:

  • Trước khi đi ngủ, hãy rửa và ngâm chân trong nước ấm, kèm theo một số động tác massage trong khoảng 10 – 15 phút để phòng ngừa tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân. Khi đi ngủ, bạn nên kê chân trên một chiếc gối cao.
  • Thực hiện nhẹ nhàng các bài tập thể dục như co duỗi chân, co duỗi tay, và xoa bóp mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này giúp cải thiện giấc ngủ và ngăn chuột rút xuất hiện vào ban đêm.
  • Hạn chế đứng quá lâu hoặc ngồi vắt chéo chân. Thường xuyên thay đổi tư thế đứng và ngồi. Khi làm việc, ăn cơm, hoặc xem tivi hãy thực hiện việc xoa bóp mắt cá chân và các ngón chân để giảm căng thẳng.
  • Tham gia các hoạt động ngoài trời như tắm nắng để bổ sung vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
  • Bổ sung canxi thông qua thực phẩm như thủy hải sản, sữa, trứng, đậu nành, rau lá màu xanh đậm, hạnh nhân, óc chó,… để hỗ trợ sức khỏe xương và ngăn chuột rút.

Bổ sung canxi thông qua thực phẩm để ngăn ngừa chuột rút

  • Uống đủ nước giúp máu vận chuyển oxy tốt hơn, hỗ trợ cơ vận động bình thường. Uống từ 8 – 10 cốc nước mỗi ngày giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn chuột rút.
  • Magie có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chứng chuột rút và nhiều phụ nữ mang thai thiếu hụt magie. Thêm su su, các loại rau lá xanh đậm, chuối, đậu phụ,…vào chế độ ăn để tăng cường magie và giảm chuột rút, đặc biệt là ở chân. Rau su su chứa nhiều magie, giúp giảm triệu chứng chuột rút trong khoảng 24 giờ. Tăng cường ăn hoa quả giàu canxi và kali như nho khô, sung, mận để ngăn chuột rút khi mang thai.

Magie có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chứng chuột rút

UNICAL MAMA CALCIUM+ – Dành cho phụ nữ có thai và đang cho con bú

Cơ chế tác dụng của UNICAL MAMA CALCIUM+

  • Aquamin F: Lithothamnium calcareum (Tảo đỏ) rất giàu canxi. Tất cả các khoáng chất có trong tảo đỏ đều là khoáng chất có trong nước biển, dễ hấp thu và phù hợp với hệ tiêu hóa của con người. Hàm lượng khoáng trong bột tảo đỏ bao gồm: Canxi khoảng 32%; Magnesi khoảng 2% và một số khoáng chất khác như silic, kali, sắt,…
  • Magnesi oxyd: Magnesi giúp ngăn ngừa tiền sản giật, do đó ngừa đẻ non và giảm tử vong sản khoa. Ngoài ra, Mg còn giúp giữ răng và hệ xương khỏe mạnh; giảm chứng khó tiêu và táo bón; Mg có vai trò như một chất an thần chống stress trong thai kỳ.
  • Fibregum B: Không được tiêu hóa và hấp thu tại ruột. Chất này hấp thụ nước trong đường ruột khiến tăng khối lượng phân và làm mềm phân nên cải thiện được tình trạng táo bón ở phụ nữ có thai. Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, hạn chế đường huyết tăng cao do hấp thu đường từ thức ăn tại niêm mạc ruột.
  • Pyridoxin. HCl: Vitamin B6 giảm bớt tình trạng ốm nghén; Giúp bé phát triển trí não và hệ thần kinh; Hỗ trợ tạo tế bào hồng cầu và kháng thể trong cơ thể trẻ.
  • Vitamin K2 2000ppm (dạng MK-7): Vitamin K2 là “nhân viên” vận chuyển canxi vào xương của mẹ và thai nhi, giúp phòng nguy cơ loãng xương ở mẹ, các bệnh về xương ở bé, hỗ trợ bé phát triển hệ xương, răng.
  • Acid folic: Vitamin B9 hỗ trợ sự hình thành hồng cầu. Các mẹ bầu thiếu acid folic có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh về thần kinh (bệnh nứt đốt sống, vô sọ), hở hàm ếch nếu mẹ thiếu acid folic nghiêm trọng. Vì vậy, việc bổ sung acid folic trước và trong khi mang thai là cực kỳ quan trọng và cần thiết.
  • Vitamin D3: Vitamin D giúp hấp thu canxi, photpho vào cơ thể, khi mang thai nếu cơ thể mẹ thiếu vitamin D dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ.

Công dụng của UNICAL MAMA CALCIUM+

  • Bổ sung canxi, magie, vitamin D3K2 cho cơ thể, giảm tình trạng chuột rút ở mẹ bầu do thiếu hụt canxi, magie.
  • Hỗ trợ tăng cường hấp thu canxi, giúp xương chắc khỏe.
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn, giúp giảm nguy cơ thiếu hụt canxi ở phụ nữ có thai và cho con bú.

UNICAL MAMA CALCIUM+ – Cải thiện tình trạng chuột rút, đau mỏi lưng ở mẹ bầu

Đối tượng sử dụng UNICAL MAMA CALCIUM+

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú;
  • Người lớn cần bổ sung canxi, người có nguy cơ loãng xương, người bị loãng xương cần bổ sung canxi.

Cách dùng UNICAL MAMA CALCIUM+

  • Người lớn, phụ nữ có thai và cho con bú: Uống 1 viên/lần, ngày uống 1 – 2 lần. Sản phẩm dễ sử dụng có thể nhai.

Bạn có thể tham khảo và mua sản phẩm UNICAL MAMA CALCIUM+ tại đây!

Bà bầu bị chuột rút bắp chân là một tình trạng phổ biến mà hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua. Tuy nhiên, nếu bạn bị chuột rút cùng với các triệu chứng đặc biệt như đau, sưng, đỏ ở chân, hoặc cảm giác nóng xung quanh khu vực chạm vào, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra chi tiết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *