Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy sau khi uống kháng sinh là tình trạng không hề hiếm gặp với các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, đi phân lỏng,…Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nhưng nó có thể làm giảm chức năng của hệ tiêu hóa, về lâu về dài có thể gây biến chứng. Trong bài viết này, hãy cùng BIOIMUCANS GOLD tìm hiểu về những cách xử trí tình trạng tiêu chảy ở trẻ sau khi dùng kháng sinh nhé!
Vì sao uống kháng sinh lại gây rối loạn tiêu hóa?
Trong hệ tiêu hóa luôn tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, duy trì ở mức 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Mốc cân bằng này giúp đường ruột của bé khỏe mạnh, hấp thu tốt, ngăn ngừa các vấn đề của rối loạn tiêu hóa.
Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn rất mạnh, chúng tiêu diệt đồng thời cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Điều này gây phá vỡ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm giảm lợi khuẩn và thúc đẩy sự phát triển, xâm nhập của các vi khuẩn có hại dẫn tới chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm ruột,…
Một số nhóm kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa có thể kể tới như Amoxicilin/acid clavulanic (VD: Augmentin, Klamentin), cefuroxime (VD: Zinnat), cefprozil (VD: Pricefil), azithromycin (VD: Zitromax), clarithromycin (VD: Klacid)…do thường hay được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ. Hơn nữa, trẻ có thể bị tiêu chảy dù dùng kháng sinh đường uống hay đường tiêm.
Kháng sinh tiêu diệt đồng thời cả lợi khuẩn và hại khuẩn đường ruột
Các dấu hiệu đặc trưng cảnh báo tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Các biểu hiện thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 hoặc 9 của đợt điều trị kháng sinh. Trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng, có dấu hiệu mất nước như môi khô, mắt trũng, tiểu ít, nước tiểu vàng,…
Trẻ dưới 2 tuổi sẽ dễ bị tiêu chảy khi uống thuốc kháng sinh hơn so với trẻ lớn, do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh.
Trẻ dưới 2 tuổi sẽ dễ bị tiêu chảy khi uống thuốc kháng sinh hơn so với trẻ lớn
Rối loạn tiêu hóa do kháng sinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bé?
Thông thường, các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh rất nhẹ và sẽ cải thiện sau khi ngừng kháng sinh khoảng 1 đến 2 ngày.
Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ vì việc mất nước diễn ra rất nhanh, gây ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được bù nước kịp thời.
Ngoài ra, bé cũng có nguy cơ bị viêm ruột với các triệu chứng đặc trưng như sốt, mệt mỏi, đau bụng, đi ngoài phân nhầy máu,…
Đối với trẻ em, sử dụng kháng sinh còn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến hệ tiêu hoá hoạt động kém, trẻ ăn không ngon miệng, hấp thu kém nên sụt cân và càng làm suy giảm sức đề kháng. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.
Nếu tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải
Cha mẹ có thể làm những cách nào để bé hết tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do kháng sinh?
Hãy cho bé sử dụng thuốc kháng sinh đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ
Trong suốt quá trình điều trị, mẹ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, không tự ý tăng liều để tránh gặp tác dụng phụ tiêu chảy.
Ngoài ra, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng chung thuốc kháng sinh với các thuốc khác để tránh sự tương tác thuốc gây tiêu chảy hoặc các tác dụng phụ khác nguy hiểm.
Nếu bị tiêu chảy khi uống kháng sinh, bạn nên thông báo với bác sĩ để được tư vấn phù hợp, không tự giảm liều hoặc bỏ thuốc vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Nếu bị tiêu chảy khi uống kháng sinh, hãy thông báo với bác sĩ để được tư vấn
Mặt khác, khi trẻ có những triệu chứng sau đây, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm:
- Dấu hiện đầu tiên, bé bị nôn mửa, đi ngoài nhiều lần: Tình trạng này làm mất nước, mất điện giải rất nặng gây nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ dưới 3 tuổi.
- Dấu hiệu thứ hai, trẻ đi ngoài kèm sốt cao, nôn, đau quặn bụng: Bé có khả năng bị nhiễm khuẩn nặng cần phải xử lý kịp thời.
- Dấu hiệu thứ ba, phân nhầy có lẫn máu: Phân có máu là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm cần can thiệp sớm như xuất huyết tại đường tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc ở trẻ nhỏ.
Tùy tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ quyết định ngừng sử dụng kháng sinh hay đổi sang nhóm kháng sinh khác, đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung lợi khuẩn để thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé.
Đối với trẻ bị suy giảm miễn dịch hay đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, thuốc chống ung thư,.. hoặc bé bị suy dinh dưỡng: Đây là 3 đối tượng có sức đề kháng rất kém, bị ảnh hưởng nặng nề nếu bị tiêu chảy hoặc nôn ói kéo dài do sử dụng kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa.
Thứ hai, hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bé
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp sẽ góp phần cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn tiêu hóa do kháng sinh ở trẻ.
Bố mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu như cháo, súp, rau xanh, đồ luộc,…Ngoài ra, bé cũng nên uống nước thường xuyên để tránh mất nước do tiêu chảy.
Cha mẹ có thể cho bé bù nước bằng gói oresol đường uống rất dễ tìm mua tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên dùng dung dịch oresol đã pha cho ngày hôm sau.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi lượng dịch cần bù sau mỗi lần tiêu chảy là 50ml. Trẻ từ 1-5 tuổi là 100ml. Trẻ từ 6-12 tuổi lượng dịch cần bù sau mỗi lần tiêu chảy là 200ml.
Hơn nữa, bố mẹ không nên tự làm dung dịch muối và đường ở nhà, vì nồng độ các chất điện giải có thể không chính xác, trong khi độ chính xác này là rất cần thiết đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ngoài ra, nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng, đồ tanh, đồ sống chưa qua chế biến, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn chế biến sẵn vì sẽ làm tình trạng tiêu chảy của trẻ tệ hơn.
Bố mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp
Thứ ba, bố mẹ hãy bổ sung lợi khuẩn cho bé
Việc bổ sung các sản phẩm men vi sinh hoặc sữa chua cho bé giúp thiết lập lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Trong đó, việc uống các chế phẩm men vi sinh được đánh giá là tiện dụng và mang lại hiệu quả cao hơn.
Cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm BIOIMUCANS GOLD để bổ sung cho bé. Sản phẩm có công thức tối ưu với tác dụng hiệp đồng kép:
- Bổ sung cân bằng lợi khuẩn đường ruột dạng bào tử, giúp bé ăn ngon, tiêu hóa nhanh và hấp thu tốt.
- Tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể con luôn khỏe mạnh và hạn chế tình trạng ốm, sốt vặt.
Cha mẹ có thể tham khảo và mua sản phẩm BIOIMUCANS GOLD tại đây!
Bố mẹ cần lưu ý rằng men vi sinh nên được uống cách thời gian sử dụng kháng sinh ít nhất 2 giờ, tránh trường hợp thuốc kháng sinh tiêu diệt và làm giảm tác dụng của các lợi khuẩn trong men.
Trên đây là những chia sẻ về rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh ở trẻ cũng như một số biện pháp giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, hãy áp dụng ngay từ bây giờ cho bé nhà bạn để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu của chứng bệnh này lên sức khỏe của trẻ nhé!