Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một chủ đề rất quan trọng đối với những ai đang phải đối mặt với bệnh gút – một căn bệnh viêm khớp gây ra những cơn đau dữ dội và khó chịu. Bạn có biết rằng chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát bệnh gút? Đúng vậy, việc lựa chọn đúng loại thực phẩm có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa các cơn đau tái phát. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn top 5 nhóm thực phẩm tốt nhất dành cho người bị bệnh gút. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Thứ nhất là nhóm thực phẩm bổ sung chất đạm
Khi nói đến chế độ ăn cho người bị gút, việc lựa chọn nguồn chất đạm phù hợp là vô cùng quan trọng. Người bị gút nên tiêu thụ khoảng 0,8-1g protein cho mỗi kilogam cân nặng mỗi ngày và hạn chế lượng purin dưới 150mg/ngày. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại đạm động vật chứa nhiều purin như thịt đỏ, hải sản, và nội tạng động vật (những thực phẩm này chứa nhiều hơn 150mg purin trong 100g). Thay vào đó, hãy ưu tiên các nguồn đạm ít purin và tốt cho sức khỏe như cá nước ngọt, trứng gà, thịt gia cầm bỏ phần da và các loại đỗ đậu.
Khi chế biến, nên hấp, luộc thay vì chiên xào để giảm bớt chất béo. Tránh dùng nước luộc thịt, nước hầm xương vì chúng chứa nhiều purin, có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Thứ hai là nhóm thực phẩm bổ sung chất béo
Chất béo là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống, nhưng người bị gút cần chọn những nguồn chất béo lành mạnh chẳng hạn như:
- Dầu ô liu là nguồn chất béo không bão hòa đơn, giúp giảm viêm khớp và bảo vệ sức khỏe tim mạch, tuy nhiên cần tránh chế biến ở nhiệt độ cao.
- Tiếp theo là Dầu hạt lanh: Chứa nhiều omega-3, nó giúp giảm viêm nhiễm và hỗ trợ sức khỏe khớp.

Thứ ba là nhóm thực phẩm bổ sung tinh bột
Chỉ số đường huyết (GI) là một số đo cho biết tốc độ mà một thực phẩm có thể làm tăng lượng glucose trong máu sau 2 giờ hấp thu so với một thực phẩm tiêu chuẩn (thường là đường glucose hoặc bánh mì trắng). Như vậy, thực phẩm có GI thấp là những thực phẩm khiến lượng đường glucose trong máu tăng chậm sau khi ăn. Người bệnh gút cần ăn nhóm thực phẩm có GI thấp và giàu chất xơ vì 3 mục đích, đó là ức chế viêm, duy trì cân nặng hợp lý và ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường. Do tiểu đường, thừa cân béo phì là những yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng bệnh gút. Người bị bệnh gút có thể lựa chọn các loại thực phẩm như gạo lứt, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt để thêm vào chế độ ăn hàng ngày.

Thứ tư là nhóm rau xanh và hoa quả tươi
Người bị gút nên bổ sung rau xanh và hoa quả tươi giàu vitamin và chất xơ để hỗ trợ giảm viêm và tăng cường sức khỏe. Các loại rau như cải bó xôi, cải xoăn, và bông cải xanh rất tốt vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm. Về hoa quả, dâu tây, cherry, và quả mọng giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và đau khớp. Tránh các loại hoa quả có hàm lượng fructose cao như nho và quả chín quá mức. Hãy ăn rau và hoa quả tươi mỗi ngày với lượng 400g rau tươi và 100-200g hoa quả tươi để duy trì sức khỏe và kiểm soát bệnh gút hiệu quả.

Thứ năm là nhóm thực phẩm hỗ trợ
Ngoài các nhóm thực phẩm chính, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị cũng rất cần thiết. Một trong những sản phẩm nổi bật hiện nay là Fukaboshi.
Fukaboshi là sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần từ thiên nhiên, mỗi thành phần đều có những công dụng riêng biệt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gút. Sau đây là những thành phần chính của Fukaboshi:
- Ayuric (Chiết Xuất Quả Bàng Hôi) có tác dụng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gút. Nó giúp giảm mức acid uric trong máu, ngăn ngừa sự hình thành các tinh thể urat gây đau nhức và viêm khớp. Bên cạnh đó, Ayuric còn có đặc tính chống viêm, giúp giảm sưng và đau trong các đợt bùng phát gút.
- Tiếp theo là chiết xuất hạt Cần tây có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng cách giúp giảm mức acid uric trong máu. Nó có tính lợi tiểu, giúp cơ thể đào thải acid uric qua đường tiểu hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, chiết xuất hạt cần tây còn có đặc tính chống viêm, giúp giảm sưng và đau khớp do gút gây ra.
- Thứ ba là chiết xuất vỏ liễu trắng chứa các hợp chất giảm đau và chống viêm tự nhiên như salicin, giúp giảm các triệu chứng sưng đau do gút.
- Thứ tư là Cao khô Hy Thiêm cũng có khả năng ức chế các phản ứng viêm trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa các cơn đau gút tái phát.
- Và cuối cùng là Bromelain, đây là một enzyme chiết xuất từ quả dứa, có tác dụng chống viêm, giảm sưng và đau, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa protein từ thức ăn.

Nhờ sự kết hợp các thành phần tự nhiên này, Fukaboshi mang lại nhiều công dụng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gút, bao gồm:
- Giảm mức acid uric trong máu: Fukaboshi giúp kiểm soát và giảm nồng độ acid uric trong máu, ngăn ngừa sự hình thành các tinh thể urat gây đau nhức và viêm khớp.
- Giảm triệu chứng sưng đau: Các thành phần trong Fukaboshi có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau do gút gây ra.
- Cải thiện phạm vi vận động của khớp: Sản phẩm giúp giảm cứng khớp, tăng cường sự linh hoạt và khả năng vận động của các khớp bị ảnh hưởng bởi bệnh gút.

Trên đây là những thông tin quan trọng về chế độ ăn uống và các nhóm thực phẩm tốt cho người bị gút. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe của mình và lựa chọn được sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gút phù hợp.