Bệnh tiêu chảy ở trẻ và cách chữa trị hiệu quả

Tiêu chảy là một bệnh rất phổ biến, hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tiêu chảy nhiều đợt, kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy dinh dưỡng. Tại Mỹ và Canada, người ta ước tính trẻ nhỏ thường mắc trung bình 2 đợt tiêu chảy mỗi năm. Trong bài viết này, hãy cùng BIOIMUCANS GOLD tìm hiểu về bệnh tiêu chảy ở trẻ cũng như cách chữa trị hiệu quả nhé!

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy được định nghĩa là sự gia tăng số lượng phân hoặc sự xuất hiện của phân lỏng hơn bình thường, bé đi đại tiện hơn 3 lần/ngày

Tiêu chảy cấp tính là khi tiêu chảy kéo dài dưới 3 tuần. Đa số các trường hợp tiêu chảy là cấp tính và sẽ tự khỏi. Khi tiêu chảy kéo dài hơn 3 tuần, bệnh được coi là mãn tính.

Tiêu chảy là một bệnh rất phổ biến, hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi

Các dấu hiệu đặc trưng cảnh báo bệnh tiêu chảy trên trẻ

Bé đại tiện lỏng hoặc có thể lẫn máu, chất nhầy. Phân có thể nổi, điều này cho thấy có sự gia tăng chất béo trong phân. Tiêu chảy cũng có thể đi kèm với các dấu hiệu khác như:

  • Đau bụng, đầy hơi.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Sụt cân.
  • Sốt, mệt mỏi.

Trẻ bị tiêu chảy sẽ có nguy cơ bị mất nước do thải qua phân hoặc dịch nôn. Các dấu hiệu mất nước trên trẻ bao gồm:

  • Giảm lượng nước tiểu, nước tiểu vàng đậm.
  • Khô môi và miệng.
  • Trẻ khó chịu và quấy khóc.
  • Tăng sự buồn ngủ, uể oải, giảm vận động.

Trẻ bị tiêu chảy sẽ có nguy cơ bị mất nước do thải qua phân hoặc dịch nôn

Đâu là các nguyên nhân phổ biến dẫn tới tiêu chảy ở trẻ?

Tiêu chảy cấp tính

Tiêu chảy cấp tính thường do nhiễm trùng hoặc ngộ độc, dị ứng thực phẩm. Tiêu chảy phổ biến hơn ở trẻ đi mẫu giáo và thường là do vi-rút.

Trẻ em thường có nguy cơ cao hơn mắc tiêu chảy khi đi du lịch. Điều này là do đồ ăn, nước uống bị nhiễm vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng gây ra kèm theo việc sức đề kháng của trẻ kém hơn người lớn.

Mặc dù các trường hợp tiêu chảy do nhiễm trùng thường nhẹ và tự khỏi, nhưng điều quan trọng là phải tránh để cơ thể bị mất nước.

Tiêu chảy cấp tính thường do nhiễm trùng hoặc ngộ độc, dị ứng thực phẩm

Tiêu chảy mãn tính

Tiêu chảy mãn tính có thể do một bệnh gây viêm ruột và/hoặc trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng.

Nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy mãn tính bao gồm:

  • Tiêu chảy sau nhiễm trùng như nhiễm giardia gây viêm ruột, nhiễm lỵ trực khuẩn, lỵ amip.
  • Bệnh celiac: Còn gọi là bệnh không dung nạp Gluten do cơ thể bị dị ứng với các thực phẩm có chứa Gluten có trong lúa mạch, yến mạch và lúa mì.
  • Bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng và bệnh Crohn).
  • Trẻ không dung nạp được lactose: Đây là một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, có thể dẫn đến tiêu chảy mãn tính.
  • Hội chứng ruột kích thích: Đây là một nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở thanh thiếu niên, mặc dù nhiều người sẽ có biểu hiện đau bụng và tiêu chảy xen kẽ với táo bón.
  • Cuối cùng là tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh như bệnh viêm đại tràng giả mạc do mất cân bằng giữa vi khuẩn ‘tốt và xấu’ trong ruột. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng có thể là một nguyên nhân nên nghĩ đến.

Tiêu chảy mãn tính có thể do bệnh gây viêm ruột và/hoặc trẻ kém hấp thu

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ đi du lịch sang địa phương khác.
  • Bơi lội trong ao hồ.
  • Trẻ đến tuổi đi nhà trẻ, đến trường
  • Có sử dụng kháng sinh gần đây.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh gần đây làm tăng nguy cơ trẻ bị tiêu chảy

Biến chứng của bệnh

Về những biến chứng của bệnh, tiêu chảy mãn tính, kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến:

  • Suy dinh dưỡng.
  • Trẻ bị mất nước và các chất điện giải trầm trọng sẽ dẫn đến tình trạng lơ mơ, li bì, yếu cơ, chuột rút, tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, hôn mê và có thể tử vong.

Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự mất nước. Ngoài ra, hãy thông báo với bác sĩ nhi khoa nếu con bạn có các triệu chứng sau:

  • Tiêu chảy kéo dài lâu hơn: 1 ngày ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi; 2 ngày ở trẻ dưới 3 tuổi; 3 ngày ở trẻ lớn.
  • Sốt kéo dài từ 24 – 48h.
  • Phân có lẫn máu.
  • Nôn mửa kéo dài từ 12 – 24 giờ.
  • Nôn ra mật.
  • Chướng bụng.
  • Trẻ bỏ ăn, chán ăn.
  • Đau bụng dữ dội.

Hãy đưa trẻ đi khám nếu con bị tiêu chảy kèm sốt kéo dài từ 24 – 48h

Điều trị tiêu chảy cho trẻ

Bố mẹ hãy yên tâm rằng tiêu chảy là một bệnh có thể chữa khỏi, nhưng điều quan trọng là phải điều trị càng sớm càng tốt. Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia y tế đã đưa ra 3 giải pháp sau:

Thứ nhất, hãy bù nước, điện giải cho bé

Trẻ bị mất nước nhẹ có thể được điều trị ngoại trú bằng dung dịch bù nước đường uống (ORS) mua ở các hiệu thuốc.

Dung dịch sau pha có thể giữ trong 24h trong tủ lạnh. Không nên dùng dung dịch đã pha cho ngày hôm sau.

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi lượng dịch cần bù sau mỗi lần tiêu chảy là 50ml
  • Trẻ từ 1-5 tuổi là 100ml
  • Trẻ từ 6-12 tuổi lượng dịch cần bù sau mỗi lần tiêu chảy là 200ml

Hơn nữa, bố mẹ không nên tự làm dung dịch muối và đường ở nhà, vì nồng độ các chất điện giải có thể không chính xác, trong khi độ chính xác này là rất cần thiết đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ bị tiêu chảy nặng, kéo dài kèm theo nôn mửa có thể cần truyền dịch qua tĩnh mạch tại bệnh viện.

Trẻ bị mất nước nhẹ có thể được điều trị ngoại trú bằng dung dịch Oresol

Thứ hai, hãy cố gắng đảm bảo cho trẻ ăn chế độ ăn như bình thường

Bố mẹ không nên cho trẻ kiêng ăn, kiêng uống sữa mà hãy cố gắng cho trẻ ăn uống như bình thường để bé mau hồi phục.

  • Đối với trẻ vẫn bú mẹ và bú bình: Bú mẹ và bú bình nên được tiếp tục ở trẻ. Mức độ tiêu chảy và thời gian tiêu chảy không bị ảnh hưởng bởi việc tiếp tục dùng sữa.
  • Đối với trẻ lớn hơn: Lý tưởng nhất là hãy cho trẻ tiếp tục ăn chế độ ăn bình thường, cân bằng phù hợp với lứa tuổi trong vòng 24h sau khi hết tiêu chảy.

Hãy cố gắng cho trẻ ăn uống như bình thường để bé mau hồi phục

Cuối cùng là cân nhắc, xem xét việc sử dụng thêm thực phẩm chức năng và thuốc

Kháng sinh được bác sĩ kê cho trẻ khi mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra, mặc dù trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh không thay đổi thời gian mắc tiêu chảy hoặc mức độ bệnh.

Probiotics như men vi sinh, sữa chua, cốm bổ sung lợi khuẩn có thể hữu ích trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng do mất cân bằng vi sinh trong ruột.

Lưu ý, không tự ý cho trẻ uống thuốc “cầm” tiêu chảy, hoặc ăn lá ổi, hồng xiêm xanh,… do các chất thải, chất độc dễ bị ứ đọng lại đường tiêu hóa dẫn đến bệnh kéo dài và nặng thêm.

Khi trẻ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm BIOIMUCANS GOLD bổ sung các lợi khuẩn đường ruột:

  • Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi khuẩn chí phát triển.
  • Ngăn chặn và tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Giải quyết triệt để chứng rối loạn tiêu hóa như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…
  • Có khả năng sinh ra nhiều enzyme, trong đó nhiều nhất là các enzyme tiêu hóa như amylase và protease… Hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất.

Cha mẹ có thể tham khảo và mua sản phẩm BIOIMUCANS GOLD tại đây!

Lưu ý về các cách phòng ngừa nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ

  • Rửa tay trẻ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Khi đi du lịch, hãy đảm bảo rằng bất cứ thứ gì con bạn ăn và uống đều an toàn. 
  • Không cho trẻ uống sữa chưa tiệt trùng hoặc ăn thịt, cá sống hoặc nấu chưa chín.

Rửa tay trẻ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Trên đây là những chia sẻ về bệnh tiêu chảy ở trẻ cũng như một số biện pháp giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, hãy cố gắng xem xét và áp dụng khi bé nhà bạn mắc bệnh để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu của tiêu chảy lên sức khỏe của trẻ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *