Các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình với biểu hiện thường gặp là mất hoặc giảm khả năng giữ thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn… Những triệu chứng này ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh và đặt ra những yêu cầu về việc dự phòng cũng như chăm sóc điều trị.

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Cơ quan tiền đình là một trong các cơ quan tham gia vào việc giữ thăng bằng cho cơ thể. Tiền đình thuộc hệ thần kinh, nằm sau 2 bên ốc tai với nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, phối hợp cử động đầu, mắt và thân mình. Khi cơ thể thực hiện bất kỳ động tác gì thì tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo để giúp cơ thể giữ được thăng bằng.

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình dẫn truyền và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Rối loạn tiền đình gây hoa mắt chóng mặt và mất ngủ.

2. Các nguyên nhân có thể gây rối loạn tiền đình

  • Viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
  • Sau chấn thương đầu gây tổn thương cơ quan tiền đình tiểu não.
  • Thiểu năng tuần hoàn máu như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống ảnh hưởng đến tai trong hoặc não bộ.
  • Do các yếu tố di truyền và môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn, stress, ít vận động…)

Ngoài ra, các yếu tố sau cũng được xem làm tăng nguy cơ gây rối loạn tiền đình như:

  • Tuổi tác: Người cao tuổi thường dễ bị mất thăng bằng hoặc các bệnh lý gây ra hiện tượng chóng mặt.

Tiền sử bị chóng mặt: Ai trước đây từng bị chóng mặt thì cũng có nhiều khả năng tương lai sẽ tái diễn tình trạng này.Triệu chứng của rối loạn tiền đình

  • Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng.
  • Dễ ngã do mất cân bằng, có thể mất định hướng không gian.
  • Nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng…
  • Ù tai.
  • Lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý, mất ngủ.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp. Ở một số trường hợp, người bệnh còn bị run rẩy, tê chân tay, đau đầu,…

Thiểu năng tuần hoàn máu như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống ảnh hưởng đến tai trong hoặc não bộ.

3. Điều trị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình về cơ bản là một hội chứng, vì vậy tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm các triệu chứng của bệnh. Các thuốc có thể được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc làm giảm chóng mặt, buồn nôn;
  • Thuốc tăng tuần hoàn máu não;
  • Thuốc ức chế kênh canxi giãn mạch não;
  • Thuốc làm tăng chuyển hóa tế bào thần kinh;
  • Thuốc hỗ trợ tăng tuần hoàn máu não …

Các thuốc này sẽ được bác sĩ kê đơn và cân nhắc liệu trình tùy vào đáp ứng của người bệnh. Vì vậy, không nên tự ý mua dùng vì có nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu người bệnh có tiền sử mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch thì phải kiểm soát tốt tất cả các bệnh này do chúng có thể gây thiểu năng tuần hoàn não, từ đó dẫn tới rối loạn tiền đình. Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên tập các bài tập phục hồi chức năng tiền đình theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

  1. Các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình
  • Hạn chế đọc sách, sử dụng thiết bị điện tử khi đang di chuyển bằng xe ôtô, xe buýt hoặc tàu lửa. Khi xuất hiện chóng mặt cần nằm xuống và hít thở đều, có thể nhắm mắt lại để giảm sự kích thích của ánh sáng.
  • Có thể mang theo kính râm và đội mũ nếu tình trạng rối loạn tiền đình của bạn là do nhạy cảm với ánh sáng.
  • Thể dục thể thao thường xuyên nhằm tăng cường lưu thông tuần hoàn não. Tuy nhiên, cần thận trọng với các động tác vận động quá sức, các tác động vùng đầu cổ.
  • Cần hạn chế căng thẳng, stress. Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Có thể tham gia khóa tập thiền hoặc tập yoga để giảm căng thẳng.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho hệ tim mạch cũng như bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế mỡ động vật, đường, muối cũng là một yếu tố rất quan trọng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, một người nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước/ngày để cung cấp đủ nước cho các quá trình trao đổi chất.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu của rối loạn tiền đình, giúp phòng ngừa những bệnh lý nặng như tai biến mạch máu não, u não…

4. Nattoinfo Plus – Hỗ trợ cải thiện tình trạng thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình

Công dụng của Nattoinfo Plus:

  • Tăng cường lưu thông máu lên não, cải thiện trí nhớ.
  • Hỗ trợ điều trị thiểu năng tuần hoàn: đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
  • Giúp điều hòa huyết áp, phòng và hỗ trợ điều trị cao huyết áp, tai biến mạch máu não.
  • Phòng ngừa xơ vữa động mạch.
  • Giúp tăng cường sinh lực, cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược.

Đối tượng sử dụng của Nattoinfo Plus:

  • Người đã có tiền sử tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, tiểu đường, béo phì, người cao tuổi, tê bì chân tay.
  • Người bị suy giảm trí nhớ, kém tập trung, sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức.
  • Người bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai nhức đầu, đau đầu, mất ngủ, giấc ngủ không sâu do thiểu năng tuần hoàn não, hội chứng tiền đình.

Cách dùng, liều dùng:

  • Phòng bệnh và tăng cường sức khỏe: uống 1 – 2 viên/lần, 2 lần/ngày.
  • Hỗ trợ điều trị: uống 2 viên/lần, 2 – 3 lần/ngày.
  • Mọi trường hợp đều nên dùng trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn ít nhất 60 phút.
  • Trường hợp dùng liều đặc biệt cần tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ, dược sỹ.
  • Mỗi đợt nên dùng từ 2 – 3 tháng để đạt hiệu quả tối ưu.

Lưu ý:

  • Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt, rong kinh, người đang chảy máu, chuẩn bị phẫu thuật, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Rối loạn tiền đình là một bệnh hay gặp ở người lớn tuổi, có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn các kiến thức về rối loạn tiền đình, đặc biệt là các dấu hiệu của bệnh. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết tới nhé!

Mua sản phẩm Nattoinfo Plus tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *