Suy nhược thần kinh là trạng thái các tế bào ở vỏ não làm việc quá mức dẫn đến suy nhược khiến người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức. Hãy cùng Tâm Dược Khang tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh suy nhược thần kinh cũng như các cách khắc phục an toàn, hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh (Neurasthenia) dùng để mô tả trạng thái căng thẳng quá mức chịu đựng, khủng hoảng tâm lý. Đó là tình trạng tinh thần bị suy sụp, lo lắng, sợ hãi quá độ. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả tinh thần và thể chất của người mắc bệnh.
Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính, nhưng thường xuất hiện ở độ tuổi lao động, chịu nhiều áp lực trong công việc, học tập đó là khoảng 18 – 45 tuổi. Khi bạn suy nghĩ quá nhiều, các tế bào ở vỏ não bị quá tải dẫn đến suy nhược nghiêm trọng và có thể gây ra các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, hội chứng rối loạn thần kinh – tim.
Tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức thường là nguyên nhân chính gây suy nhược thần kinh.
2. Nguyên nhân gây nên bệnh suy nhược thần kinh
Tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức thường là nguyên nhân chính gây suy nhược thần kinh. Có nhiều yếu tố gây căng thẳng thường gặp là:
-
Lao động trí óc quá mức (học tập, làm việc liên tục không nghỉ ngơi).
-
Gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc sống như tài chính, gia đình, các mối quan hệ…
-
Thiếu thốn về mặt tình cảm (thiếu sự quan tâm, sự đồng cảm, sự sẻ chia của gia đình, bạn bè, xã hội).
-
Cảm xúc bị kìm nén lâu ngày không được chia sẻ dẫn đến tâm lý bị căng thẳng, bức bối.
Lạm dụng các loại đồ uống có cồn và các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,… làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh. Dần dần ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần, dẫn đến suy nhược thần kinh.
Hoặc bạn gặp phải một cú sốc lớn gây chấn thương tâm lý và dẫn đến suy nhược thần kinh.
Cũng có thể nếu trong gia đình bạn có người thân mắc chứng suy nhược thần kinh hoặc có liên quan đến bệnh lý thần kinh cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bạn bị mắc bệnh.

3. Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh bạn nên để ý
Các dấu hiệu của suy nhược thần kinh thường xuất hiện từ từ và ngày càng nặng hơn.
-
Lối sống không khoa học, lành mạnh
Chứng suy nhược thần kinh trở nên tệ hơn nếu lối sống của bạn không khoa học, lành mạnh.
-
Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn uống thiếu chất, bỏ bữa, ăn uống quá nhiều đường hoặc chất béo bão hòa, lạm dụng các chất kích thích…
-
Chế độ làm việc, nghỉ ngơi không hợp lý dẫn đến căng thẳng quá mức, stress. Giờ giấc sinh hoạt không khoa học, thường xuyên thức khuya khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất năng lượng.
-
Ít vận động thể chất.
-
Trầm cảm
Các biểu hiện về tâm lý sau đây đang cảnh báo cho bạn về bệnh trầm cảm. Đặc biệt, khi đi kèm với suy nghĩ thường trực về cái chết và ý định tự tử thì cần được can thiệp, giúp đỡ từ bác sĩ tâm lý ngay lập tức!
-
Tâm trạng vô cảm, chán nản, không có hứng thú với tất cả mọi thứ.
-
Giảm khả năng ghi nhớ, giảm tập trung, khó đưa ra quyết định.
-
Suy nghĩ liên tục không dứt và thường tiêu cực.
-
Mất ngủ, chán ăn hoặc thèm ăn quá mức.
-
Lo lắng, stress
- Đau đầu, chóng mặt, khó thở, buồn nôn.
- Tim đập nhanh.
- Mất bình tĩnh, tay chân run rẩy.
- Tay chân lạnh hoặc đổ mồ hôi.
- Dạ dày cồn cào, khó chịu.
- Sợ hãi, bất an, gặp ác mộng và mất ngủ.
Người bị suy nhược thần kinh sẽ chán ăn hoặc thèm ăn quá mức.
- Biến chứng của bệnh suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó gây tác động tiêu cực lên sức khỏe thể chất và cả tinh thần của người bệnh.
Suy nhược thần kinh kéo dài có thể dẫn đến các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu khiến người bệnh buồn bã hay cáu gắt, tâm lý không ổn định, từ đó ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ xung quanh. Nguy hiểm hơn khi các triệu chứng phát triển nặng và dẫn đến ý nghĩ hoặc hành vi tự tử.

- Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Khi bạn thấy mình bị stress trong thời gian dài kèm theo các triệu chứng như lo âu, cáu gắt, mệt mỏi, uể oải mất ngủ. Hay thậm chí các ý nghĩ như tự tử hoặc tự làm tổn thương bản thân thì bạn nên đến các phòng khám tâm lý uy tín hoặc các bệnh viện để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
- Các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược thần kinh
- Liệu pháp hành vi – nhận thức
Trong liệu pháp này, bác sĩ sẽ thông qua các buổi trò chuyện để hướng bệnh nhân tới các suy nghĩ tích cực hơn và cách để đối phó với các cơn khủng hoảng về mặt cảm xúc. Liệu pháp tâm lý này cũng giúp điều hướng hành vi của bệnh nhân, cụ thể là điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt sao cho khoa học, hợp lý:
- Tránh sử dụng cafein, thuốc lá, rượu bia – yếu tố gây cản trở giấc ngủ, làm sụt giảm chất lượng giấc ngủ.
- Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút/ngày.
- Ăn uống lành mạnh, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất.
- Có thể tham gia các lớp học yoga, thiền định, xoa bóp trị liệu, châm cứu, bấm huyệt để giảm căng thẳng và giúp bạn dễ ngủ hơn.

- Sử dụng thuốc
Các loại thuốc tây thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng có thể kể tới như:
- Thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, SSRI)
- Thuốc chống lo âu (benzodiazepin, buspirone, lorazepam)
- Thuốc tăng cường hệ tuần hoàn não (ginkgo biloba – cao bạch quả)
- Thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng (paracetamol – nếu bệnh nhân bị đau đầu).
- Thuốc an thần, gây ngủ (diazepam)
Khi sử dụng các thuốc kể trên cần tuân thủ đúng theo đơn thuốc của bác sĩ. Tránh việc tự ý mua và sử dụng mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ do nguy cơ lạm dụng gây nhờn thuốc và gặp phải các tác dụng phụ là rất cao.
Các vị thuốc từ dược liệu thiên nhiên sẽ là một lựa chọn phù hợp, an toàn để sử dụng lâu dài như tâm sen, lạc tiên, vông nem, bình vôi, táo đỏ, kỷ tử…có tác dụng an thần, chữa mất ngủ rất tốt.

- Tâm Dược Khang – Hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng, lo âu
Suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu bắt nguồn từ những áp lực trong cuộc sống hàng ngày, điều này làm sụt giảm serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não bộ giúp kích hoạt sự vui vẻ, hạnh phúc và điều hòa giấc ngủ sinh lý.
Vậy mục tiêu của chúng ta là cần phải tăng cường sản sinh serotonin nội sinh cũng như cả melatonin nữa, vì 2 chất này quan trọng để tạo chu kỳ giấc ngủ sinh lý.
Sản phẩm Tâm Dược Khang chứa magie, citicoline, vitamin B6 cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp serotonin. Ngoài ra, trong thành phần còn có cao bạch quả và melatonin giúp dưỡng tâm an thần, tạo giấc ngủ tự nhiên và tăng cường khả năng ghi nhớ. Cũng nhờ đó mà sản phẩm này giúp giải lo âu, trầm uất, đau đầu, mất ngủ, mang lại tinh thần khoan khoái và tăng khả năng tập trung. Các bạn cứ yên tâm vì không có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, cũng sẽ không gây lệ thuộc như thuốc ngủ, thuốc an thần bên tây y.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh suy nhược thần kinh. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết tới nhé!
Mua hàng tại đây
