Cục máu đông trong mạch máu được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não. Bác sĩ thường sẽ chỉ định các thuốc làm tan cục máu đông để điều trị cho bệnh nhân, trong những trường hợp nặng thì có thể đề nghị phẫu thuật. Hãy cùng tìm hiểu về huyết khối và các cách làm tan cục máu đông trong bài viết này nhé!
1. Các nguyên nhân gây ra cục máu đông
Khi thành mạch máu bị tổn thương, các yếu tố đông máu trong cơ thể có xu hướng tập trung lại để ngăn quá trình chảy máu. Các yếu tố này thông qua một chuỗi các phản ứng liên tiếp phức tạp, kết quả là hình thành nên các sợi tơ huyết (fibrin), đây chính là thành phần chính của cục máu đông.
Ở người bình thường, cục máu đông chỉ xuất hiện khi thành mạch có tổn thương và sẽ tan đi sau khi tồn tại trong mạch máu từ 3 – 24h dưới sự phân hủy của men plasmin.
Tuy nhiên, ở những người có tế bào nội mô bị tổn thương (xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,…) hoặc người có bất thường về dòng chảy hay thành phần máu, các cục máu đông này có xu hướng hình thành ngay khi mạch máu không đứt rách, chúng tồn tại và phát triển mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tan huyết.
Cục máu đông cũng có thể hình thành từ trong buồng tim do các nguyên nhân khác nhau như bệnh van tim, rung nhĩ…Khi cục máu đông di chuyển từ buồng tim tới các mạch máu nhỏ nó có thể gây ra tắc nghẽn mạch máu. Kết quả là gây tắc nghẽn và giảm quá trình lưu thông máu. Nếu một bộ phận trong cơ thể không được tưới máu thường xuyên, nó sẽ bị hoại tử do thiếu máu cục bộ.
Tùy thuộc vào vị trí hình thành cục máu đông, nếu hình thành và gây tắc nghẽn ở mạch máu tim sẽ gây nhồi máu cơ tim, nếu hình thành ở mạch máu não sẽ tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Cục máu đông trong mạch máu được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai biến mạch máu não.
2. Các biện pháp làm tan cục máu đông
Tùy thuộc vào mức độ của bệnh huyết khối mà có những cách điều trị khác nhau. Thường được chia thành 2 hướng điều trị chính.
a, Điều trị bằng thuốc
Đây được xem là phương pháp phổ biến nhất. Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc chống huyết khối cho bệnh nhân. Có 4 nhóm thuốc chống huyết khối chính, bao gồm:
- Nhóm Heparin không phân đoạn và heparin trọng lượng phân tử thấp: Đây là nhóm thuốc thường được dùng qua đường tiêm truyền gồm các hoạt chất như ardeparin, enoxaparin, dalteparin, nadroparin, tinzaparin và reviparin,…
- Nhóm thuốc kháng vitamin K: Bao gồm những thuốc là dẫn xuất của coumarin như warfarin.
- Nhóm thuốc chống đông đường uống thế hệ mới: Bao gồm các hoạt chất như rivaroxaban, dabigatran và apixaban,… Các loại thuốc này gần đây đang được nghiên cứu và tỏ ra có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
- Nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu: Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất với mục đích phòng ngừa huyết khối ở bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,…Các hoạt chất thường gặp trong nhóm thuốc này gồm aspirin, clopidogrel và ticagrelor,…
Bên cạnh các nhóm thuốc chống huyết khối, thuốc làm tiêu cục máu đông cũng được sử dụng như một liệu pháp điều trị phổ biến. Cơ chế chung của nhóm thuốc này là hoạt hóa plasminogen thành plasmin, đây là men có khả năng làm tan cục máu đông. Các hoạt chất thường gặp trong nhóm này phải kể đến như: alteplase, tenecteplase và desmoteplase,…
Mỗi loại thuốc trên được chỉ định dùng cho các bệnh lý khác nhau, trong các trường hợp cụ thể và theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, dừng hoặc đổi loại thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ.
Việc sử dụng thuốc điều trị cục máu đông có thể dẫn tới các tác dụng phụ, thường gặp nhất là làm tăng nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân. Do đó, để hạn chế các tác động bất lợi, bệnh nhân nên lưu ý một số điều như sau:
- Luôn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống hoặc ngừng đột ngột các thuốc điều trị huyết khối.
- Thuốc điều trị huyết khối có thể xảy ra tương tác thuốc với rất nhiều nhóm thuốc khác nhau. Do đó, nên báo với bác sĩ trước khi tiếp nhận điều trị đồng thời với bất kỳ một thuốc nào khác.
- Việc dùng thuốc chống huyết khối có thể ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật, do đó cần thận trọng trong trường hợp này.
- Thường xuyên làm xét nghiệm chỉ số đông máu INR để kiểm soát sự đáp ứng thuốc, từ đó có sự điều chỉnh liều cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
Đây là nhóm thuốc thường được dùng qua đường tiêm truyền để làm tan cục máu đông.
b, Điều trị bằng biện pháp phẫu thuật
Đối với những trường hợp nặng, cần can thiệp nhanh thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Các thủ thuật chính được sử dụng như:
- Mở tĩnh mạch để loại bỏ cục máu đông;
- Loại bỏ huyết khối bằng dụng cụ cơ học;
- Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ trong một số trường hợp khi không thể dùng thuốc chống đông.
3.Các biện pháp phòng ngừa cục máu đông
- Tập thể dục thường xuyên
Thể dục thể thao với cường độ phù hợp giúp tăng lưu thông máu, giảm thiểu tình trạng béo phì, tiểu đường, từ đó hạn chế các yếu tố nguy cơ hình thành huyết khối.
Bạn nên tránh nằm hoặc ngồi trong thời gian dài. Nếu tình trạng sức khỏe không cho phép, bạn nên vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Bổ sung các thực phẩm có lợi vào khẩu phần ăn hàng ngày
Một số loại thực phẩm chứa các hoạt chất có khả năng nuôi dưỡng thành mạch, hạn chế quá trình xơ vữa, đứt rách mạch máu như hành tây, tảo, đậu tương, gừng, nấm mộc nhĩ, nghệ và tỏi…Bên cạnh đó, người bệnh cần kiểm soát lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia và các chất kích thuốc
Hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bằng thuốc. Do đó, cần hạn chế tối đa các yếu tố này.
Thể dục thể thao với cường độ phù hợp giúp tăng lưu thông máu, hạn chế cục máu đông.
4. Nattoinfo Plus – Hỗ trợ làm tan cục máu đông và phòng ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não
Cơ chế tác dụng của Nattoinfo Plus:
- Nattokinase là một enzyme được chiết xuất từ đậu tương, lên men theo phương pháp dùng vi khuẩn Bacillus natto. Nattokinase làm tan cục máu đông bằng cách làm tan sợi fibrin (chất sợi làm các tiểu cầu vón kết lại với nhau hình thành cục máu đông). Nattokinase tăng cường sản sinh ra plasmin (enzyme nội sinh trong cơ thể làm tan fibrin) và các chất làm tan cục máu đông khác như urokinase. Các cục máu đông trong mạch máu có thể di chuyển lên não làm cản trở việc cung cấp oxy cho các mô não gây ra các bệnh lý nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, đột quỵ suy giảm trí nhớ, mất ngủ, giấc ngủ không sâu. Các cục máu đông ở tim gây ra các bệnh lý như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Tắc nghẽn động, tĩnh mạch gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tắc nghẽn ở các chi gây ra bệnh lý đau, tê bì tay chân.
- Ginkgo biloba có tác dụng làm tăng lưu thông máu tới não, tăng tính chịu đựng của mô não khi thiếu oxy, chống oxy hóa. Ginkgo biloba giúp giảm độ nhớt máu, ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu. Ginkgo biloba được dùng để hỗ trợ điều trị giai đoạn sớm của bệnh Alzheimer, ù tai hoa mắt chóng mặt.
- Coenzyme Q10 là yếu tố cần thiết để tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động, giúp tăng cường oxy và máu lên não, hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não và đột quỵ. Coenzyme Q10 có tác động trực tiếp trên cơ tim bị thiếu máu cục bộ và tăng cường hiệu suất sử dụng oxy của tim làm giảm các tổn thương của tế bào cơ tim do thiếu máu gây ra (nhồi máu cơ tim, đột quỵ), giúp khôi phục sự suy giảm chức năng tim.
- Quercetin, rutin và bột tỏi có đặc tính chống oxy hóa mạnh, thúc đẩy và bảo vệ sự nguyên vẹn của các mao mạch nhỏ ở các mô, tăng cường sức bền thành mạch, tạo sự đàn hồi dẻo dai thành mạch, ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não và giảm cholesterol xấu.
- Magie và vitamin nhóm B: Magie giúp điều hoà các hoạt động thần kinh – cơ. Thiếu Magie sẽ bị chứng đau đầu, đau nửa đầu, co cứng cơ, rối loạn các hoạt động cơ, đau nhức tê bì chân tay. Magie dạng ion có tác dụng làm giảm tính kích thích tế bào thần kinh, giảm dẫn truyền thần kinh – cơ. Vitamin nhóm B hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào, dùng điều trị các chứng đau thần kinh không rõ nguyên nhân, viêm đau dây thần kinh.
Đối tượng sử dụng của Nattoinfo Plus:
- Người đã có tiền sử tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, tiểu đường, béo phì, người cao tuổi, tê bì chân tay.
- Người bị suy giảm trí nhớ, kém tập trung, sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức.
- Người bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai nhức đầu, đau đầu, mất ngủ, giấc ngủ không sâu do thiểu năng tuần hoàn não, hội chứng tiền đình.
Hy vọng rằng bài chia sẻ này đã giúp các bạn hiểu hơn về các biện pháp làm tan cục máu đông. Hãy cố gắng duy trì một lối sống khoa học để hạn chế tối đa những nguy cơ do cục máu đông gây ra ngay từ bây giờ bạn nhé!
Mua sản phẩm Nattoinfo Plus tại đây