Thoái hóa khớp gối hiện đang là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở các đối tượng trung niên và cao tuổi. Bệnh lý này gây ra nhiều đau đớn, khó chịu trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối qua bài viết dưới đây nhé!
Thoái hóa khớp gối là bệnh gì?
Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn và xương dưới sụn.
Đây là hiện tượng lớp đệm giữa các khớp bị mài mòn khiến khớp cọ xát với nhau mạnh hơn dẫn đến sưng, đau và giảm khả năng di chuyển.
Thoái hóa khớp gối là bệnh gì?
Các nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa khớp gối
Do tuổi cao gây thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp thường gặp ở người trên 50 tuổi, do suy giảm chức năng tự hồi phục khi sụn khớp bị tổn thương. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi do các yếu tố di truyền hoặc tổn thương khớp.
Do thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Trọng lượng làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Với áp lực quá lớn, sụn khớp bị mòn dần theo thời gian và không được tái tạo đủ để duy trì khả năng hoạt động của khớp. Sụn khớp bị mòn dẫn đến hẹp khe khớp và thoái hóa khớp. Các xương ở khớp gối tiếp xúc với nhau gây ra đau và khó khăn trong việc di chuyển.
Thoái hóa khớp gối có thể do tuổi cao, thừa cân, béo phì
Hoạt động một khớp với tần suất lớn
Do tính chất công việc, một số hoạt động có thể gây căng thẳng cho khớp gối, chẳng hạn như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng tạ nặng.
Các tư thế này gây ra áp lực kéo dài, thường xuyên, liên tục lên khớp gối khiến khớp gối bị tổn thương nặng. Lâu ngày sẽ dẫn đến thoái hóa khớp gối.
Do yếu tố di truyền dễ thoái hóa khớp gối
Đột biến gen di truyền có thể khiến một người dễ bị thoái hóa khớp gối hơn. Thoái hóa khớp gối cũng có thể do những di truyền bất thường về hình dạng của xương bao quanh khớp gối.
Giới tính
Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối hơn nam giới. Phụ nữ tuổi trung niên thường có các vấn đề sức khỏe liên quan đến thận, cường giáp và tiểu đường, các bệnh này có thể gây ra sự suy giảm khớp và gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
Do vận động, tập luyện thể thao có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối
Các vận động viên bóng đá, quần vợt hoặc chạy đường dài,… có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn. Tập luyện với cường độ cao, tập luyện quá sức có thể gây quá tải cho các khớp hoặc dễ gặp phải chấn thương và làm tổn thương các khớp.
Vận động, tập luyện thể thao có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn
Do các nguyên nhân khác
Những người bị viêm khớp dạng thấp, gout, lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn người bình thường.
Ngoài ra, tai nạn giao thông cũng dễ gây ra các chấn thương về xương khớp.
Phân loại thoái hóa khớp gối
- Thoái hóa khớp nguyên phát: Là do sự lão hóa, xuất hiện muộn, thường sau 60 tuổi, gặp ở nhiều vị trí và tăng dần theo tuổi.
- Thoái hóa khớp thứ phát: Do nguyên nhân cơ học và bệnh lý, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường là ở những người trẻ dưới 40 tuổi, những người thường xuyên hoạt động nặng, lặp đi lặp lại cùng một hoạt động lên khớp. Do đó, nó thường xảy ra khu trú ở một vài vị trí, bệnh có thể nặng và tiến triển nhanh hơn so với thoái hóa khớp do lão hóa.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối
Các dấu hiệu thoái hóa khớp gối có thể bao gồm:
- Đau khớp gối tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
- Sưng tấy xung quanh khớp gối.
- Vận động hạn chế, khó khăn đặc biệt khi leo cầu thang.
- Có tiếng cót két, lạo xạo phát ra khi cử động đầu gối.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối
Các dấu hiệu thoái hóa khớp gối cần gặp bác sĩ
Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang bị thoái hóa khớp gối và cần thăm khám bác sĩ để được điều trị phù hợp:
- Không thể đứng vững, dễ bị khuỵu xuống.
- Tình trạng sưng, cứng khớp không thuyên giảm.
- Quan sát thấy biến dạng rõ rệt ở khớp.
- Sốt kèm theo sưng, nóng, đỏ và đau ở khớp.
Các phương pháp chữa trị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì?
Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc uống: nhóm giảm đau, chống viêm phi steroid (NSAIDs) thường được dùng cho người bệnh có triệu chứng đau mức độ nhẹ hoặc vừa, chưa có biến chứng nghiêm trọng như naproxen, ibuprofen hoặc paracetamol…
Thuốc bôi ngoài da: chứa NSAIDs, tinh dầu bạc hà, capsaicin có tác dụng giảm đau ở các khớp nông bằng cách làm gián đoạn sự truyền đau.
Đường tiêm:
- Corticoid: tiêm corticoid cạnh cột sống vào khớp liên mấu có hiệu quả giảm đau từ vài ngày đến vài tháng.
- Acid hyaluronic: Có cấu trúc tương tự như glycosaminoglycan (GAG) tự nhiên trong khớp, tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng vận động của khớp và do đó làm giảm đau xương khớp.
- Glucosamine sulfate 1500mg 1 lần/ngày đã được đề xuất để giảm đau và giảm sự thoái hoá khớp; Chondroitin sulfate 1200mg 1 lần/ngày cũng đã được đề xuất để giảm đau.
Lưu ý: khi sử dụng thuốc cần chú ý đến liều lượng, thời gian sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ.
Các phương pháp không dùng thuốc
Các phương pháp không dùng thuốc cải thiện thoái hóa khớp gối
- Tập thể dục thường xuyên với cường độ thích hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Vật lý trị liệu nhằm cải thiện tính linh hoạt, sự ổn định của khớp và sự dẻo dai của cơ bắp.
- Các biện pháp bổ sung khác có thể làm giảm đau, bao gồm xoa bóp, chườm nóng, châm cứu.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ như nẹp chỉnh hình, gậy hoặc khung tập đi giúp giảm căng thẳng cho các khớp bị ảnh hưởng khi di chuyển.
Phẫu thuật
Trong trường hợp khớp bị tổn thương nặng do thoái hóa, bác sĩ sẽ đề nghị làm phẫu thuật thay thế phần khớp bị ảnh hưởng bằng các bộ phận nhân tạo bằng kim loại.
ULTRAFLEX – Hỗ trợ cải thiện, làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối
Những ưu điểm nổi bật của sản phẩm ULTRAFLEX:
- Hỗn hợp cao dược liệu Ulflex có khả năng chống viêm, giảm đau xương khớp vượt trội mà không gây các tác dụng phụ cho người sử dụng như NSAIDs, corticoid (gây loét dạ dày, loãng xương, suy gan, thận,…)
ULTRAFLEX – Hỗ trợ cải thiện thoái hóa khớp gối
- Chứa đa dạng các thành phần (Glucosamin, Chondroitin, Collagen type II và MSM) giúp tối ưu hóa và đẩy nhanh quá trình tái tạo hoạt dịch khớp, sụn và xương.
- Cung cấp tới 16 loại acid amin làm nguyên liệu để cơ thể tạo ra hoạt dịch cho khớp và cấu trúc xương.
- Được bào chế dưới dạng viên nén và được bảo quản trong lọ thủy tinh thiết kế nhỏ gọn nên việc sử dụng và mang theo rất dễ dàng.
Đối tượng sử dụng:
- Người bị thoái hóa khớp, viêm khớp cấp và mạn tính, đau mỏi khớp, vận động khớp bị hạn chế.
- Người lao động nặng, người tập thể thao.
Mua sản phẩm Ultra Flex cải thiện thoái hóa khớp gối tại đây
Bài viết đã cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến bệnh thoái hóa khớp gối và giải đáp cho câu hỏi thoái hóa khớp gối thì nên uống thuốc gì. Nếu bạn thấy hay và hữu ích thì hãy chia sẻ, để mọi người cùng biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về bệnh nhé!