Đau bụng đi ngoài phải làm sao?

Đau bụng tiêu chảy là gì?

Đau bụng tiêu chảy là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp, xuất hiện với triệu chứng thông thường như: Đau quặn bụng, có thể liên quan hoặc không liên quan đến bữa ăn, đi tiêu phân lỏng nhiều lần, có thể kèm nhầy máu, đôi lúc có cảm giác nóng rát hậu môn, buồn nôn, chóng mặt… Tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

Đau bụng tiêu chảy là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp

Nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy

Đau bụng tiêu chảy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Viêm dạ dày ruột

Đau bụng tiêu chảy có thể xảy ra do viêm dạ dày ruột, là tình trạng nhiễm trùng dạ dày và ruột do vi khuẩn hoặc virus. Triệu chứng thường xuất hiện sau khi người bệnh nhiễm vi khuẩn, virus khoảng vài giờ đến vài ngày. Hai số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Do sử dụng thức ăn, đồ uống có nhiễm vi khuẩn, virus.
  • Bị lây truyền mầm bệnh từ người bệnh khác.

Trong cả hai trường hợp, các triệu chứng thường biến mất mà không cần điều trị. Người bệnh có thể chỉ cần áp dụng các phương pháp kiểm soát và chăm sóc tại nhà để giảm bớt khó chịu như: uống nhiều nước, nghỉ ngơi, dùng thuốc không kê đơn… Trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, giải pháp tốt nhất là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để có phương án điều trị kịp thời.

Đau bụng tiêu chảy có thể xảy ra do viêm dạ dày – ruột

Ngộ độc thực phẩm

Đau bụng tiêu chảy cũng là triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm, thường xảy ra trong thời gian ngắn và biến mất vài giờ đến vài ngày sau khi ăn. Tình trạng ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi bệnh nhân ăn, uống phải các thức ăn, đồ uống ôi thiu, không vệ sinh, bị nhiễm vi khuẩn, virus, vi nấm gây bệnh hoặc có độc tố mạnh.

Một số trường hợp có thể gặp ngộ độc thực phẩm như:

  • Thức ăn không được bảo quản tốt, bị ôi thiu, thức ăn lên men lâu ngày
  • Thực phẩm không được rửa kỹ hoặc thực phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
  • Thức ăn đường phố hoặc thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc độc tố các vi khuẩn như Salmonella, Staphylococcus, Clostridium botulinum…
  • Các thực phẩm chứa chất phụ gia, chất bảo quản với liều lượng cao quá mức an toàn…

Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm là lựa chọn các loại đồ ăn, thức uống vệ sinh, đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi từ từ chế độ ăn uống và chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tiêu hóa tốt hơn.

Đau bụng tiêu chảy cũng là triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm

Khó tiêu và ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều đặc biệt là các thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể dẫn đến khó tiêu, tiêu chảy và đau bụng do hệ thống tiêu hóa phải chịu áp lực quá lớn. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, trong đó phổ biến nhất ở trẻ em.

Khó tiêu và ăn quá nhiều

Hội chứng ruột kích thích

Đau bụng tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu gợi ý về hội chứng ruột kích thích. Bệnh thường biểu hiện bằng các triệu chứng đau bụng quanh rốn hoặc dọc khung đại tràng. Cơn đau bụng thường liên quan với rối loạn chức năng đi tiêu, biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, gây khó chịu cho người bệnh. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng cách:

  • Giảm căng thẳng.
  • Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Uống nhiều nước.
  • Tập thể dục.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Đau bụng tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu gợi ý về hội chứng ruột kích thích

Căng thẳng

Căng thẳng có thể gây kích thích nhu động ruột, dẫn đến tiêu chảy và đau bụng. Đây đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích.

Khi trục não và ruột bị kích thích hoặc ức chế có thể dẫn đến các rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách:

  • Tập thiền.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Hít thở sâu, suy nghĩ tích cực.
  • Sử dụng các liệu pháp liên quan đến âm nhạc, nghệ thuật.
  • Điều trị các rối loạn tâm lý nếu có.

Khi thấy tình trạng căng thẳng kéo dài, người bệnh nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trị liệu để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Căng thẳng có thể gây kích thích nhu động ruột, dẫn đến tiêu chảy và đau bụng

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến đau bụng tiêu chảy, bao gồm:

  • Thuốc kháng axit có chứa magie.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc hóa trị.
  • Thuốc nhuận tràng.
  • Một số loại thuốc điều trị tiểu đường.

Triệu chứng tiêu chảy, đau bụng thường biến mất sau vài ngày ngưng dùng thuốc. Nếu dấu hiệu vẫn kéo dài sau khi ngừng thuốc, người bệnh nên đi khám bác sĩ để có biện pháp kiểm soát phù hợp.

 

Sử dụng kháng sinh kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy, đặc biệt trên trẻ nhỏ

Uống nhiều rượu

Rượu gây cản trở quá trình tiêu hóa, tăng tốc độ co bóp đại tràng, làm giảm khả năng hấp thu nước ở đại tràng, một số loại rượu mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh thường trú tại đường ruột, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, nôn ói và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Giải pháp tốt nhất là từ bỏ thói quen uống rượu hoặc chỉ uống với liều lượng vừa phải, tối đa 1 ly/ngày đối với nữ và 2 ly/ngày đối với nam.

Tiêu thụ rượu bia thường xuyên cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Mang thai

Nội tiết tố, thói quen ăn uống và cấu trúc cơ thể thay đổi trong giai đoạn mang thai cũng có thể gây các triệu chứng rối loạn về đường tiêu hóa, trong đó có thể thường xuyên bị đau bụng tiêu chảy. Nếu triệu chứng kéo dài nhiều ngày hoặc tình trạng kèm theo nhiều triệu chứng bất thường như sốt, tiêu phân máu, đau bụng nghiêm trọng trong thai kỳ, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Nội tiết tố, thói quen ăn uống và cấu trúc cơ thể thay đổi trong thai kỳ có thể gây rối loạn tiêu hóa

Các cách trị đau bụng tiêu chảy tại nhà

Đau bụng tiêu chảy nên ăn gì hay đau bụng tiêu chảy uống gì là những câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Phụ thuộc vào mỗi nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể lựa chọn các cách điều trị tiêu chảy và đau bụng khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng để điều trị tại nhà đối với những trường hợp bị nhẹ:

Uống nhiều nước

Đây cũng là một biện pháp để trị đau bụng và tiêu chảy tại nhà. Vì bị tiêu chảy trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước. Nếu bạn bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ, bạn có thể bổ sung nước bằng cách uống nước lọc. Hoặc bạn có thể thay thế bằng nước ép táo, một ít nước trà,.. thì sẽ tốt hơn.

Tiêu chảy nặng, kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước

Bù nước và chất điện giải

Đây là một biện pháp mà bạn nên thực hiện ngay khi bị tiêu chảy. Bệnh nhân nên sử dụng dung dịch Oresol (ORS – Oral Rehydration Salts). Đây là một loại hỗn hợp bao gồm muối, nước sạch và đường, nó sẽ được ruột non hấp thụ để bù lại lượng nước và điện giải đã mất. Nếu người bệnh đang bị buồn nôn hoặc đau dạ dày không thể uống thì nên áp dụng phương án truyền dịch qua tĩnh mạch.

Bệnh nhân nên sử dụng dung dịch Oresol (ORS – Oral Rehydration Salts)

Gừng nướng

Gừng nướng cũng chính là một trong những cách chữa trị tiêu chảy được lan truyền trong dân gian. Đối với những người bệnh tiêu chảy, cảm giác buồn nôn do bị ngộ độc thực phẩm thì gừng có thể cải thiện được tình trạng này khá tốt. Bạn thực hiện bằng cách nướng củ gừng tươi, cạo lớp vỏ, sau đó thái thành những lát mỏng và hâm nước uống, nó không chỉ trị bệnh tiêu chảy mà còn rất tốt cho tiêu hóa

Gừng tươi có tác dụng trị chứng tỳ vị hư, kém ăn, tiêu chảy

Bổ sung sản phẩm INFOZYME

Sản phẩm INFOZYME là công thức vàng giúp cho mọi người có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tiêu hóa tốt hơn, hạn chế được tình trạng đau bụng đi ngoài nhờ vào việc giúp bổ sung đồng thời 5 loại enzym tiêu hóa:

  • Amylase có trong tuyến nước bọt và tuyến tụy cần thiết cho quá trình tiêu hóa carbohydrate (Glucid tinh bột, cơm, cháo, bún phở…), thành glucose.
  • Protease ở dạ dày và tuyến tụy còn được gọi là peptidase, enzyme phân giải protein (chất đạm, thịt cá, trứng, hạt trong thực vật) các enzyme tiêu hóa này phân hủy protein thành các axit amin để cơ thể dễ dàng hấp thu.
  • Cellulase là một phức hợp enzyme xúc tác thủy phân Cellulose ( chất xơ, rau xanh..). Thành Cellubiose và cuối cùng là glucose.
  • Lipase sản xuất ở dạ dày chịu trách nhiệm phân hủy lipid (chất béo dầu mỡ..) thành axit béo và glycerol.
  • Lactase sản xuất từ tế bào ruột là một loại enzyme phân hủy lactose (đường), một loại đường có trong các sản phẩm từ sữa, thành đường đơn glucose và galactose.

INFOZYME – Công thức vàng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất

Hơn thế nữa, sản phẩm INFOZYME còn giúp bổ sung đồng thời kẽm, lysin, vitamin B1, giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện nhanh tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và kích thích vị giác, giảm thiểu tình trạng chán ăn do tiêu chảy kéo dài.

Bạn có thể tham khảo và mua INFOZYME tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *