Gai xương là gì và cách điều trị hiệu quả, an toàn

Gai xương là bệnh lý xương khớp thường gặp ở người già (từ 60 tuổi trở lên) và đang có xu hướng trẻ hóa dần. Gai xương gây đau nhức, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân khi gai lớn và chèn ép vào mô mềm xung quanh, đặc biệt là các dây thần kinh. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh gai xương qua bài viết dưới đây nhé!

Gai xương là gì?

Gai xương là phần thừa mọc nhô ra dọc theo các cạnh đầu xương. Các gai này thường hình thành ở các khớp, nơi mà các đầu xương tiếp xúc với nhau.

Gai xương có thể hình thành ở nhiều khớp xương trên cơ thể, tuy nhiên có một số vị trí thường xuất hiện gai xương như cột sống, đầu gối, gót chân, khớp háng, vai, cổ tay, bàn chân và ngón chân.

Gai xương là gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng gai xương

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra gai xương là thoái hóa khớp. Bệnh này gây tổn thương lên lớp sụn bảo vệ đầu xương. Khi lớp sụn này mòn đi, hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau dẫn đến tình trạng mất xương. Lúc này cơ thể bù trừ bằng việc tăng sản xuất xương, cuối cùng hình thành gai xương.

Các loại gai xương thường gặp

Gai cột sống

Gai cột sống là phần xương thừa mọc ra từ đầu trên hoặc dưới của các thân đốt sống, thường gặp ở cột sống đoạn cổ và thắt lưng do thoái hóa khớp ở người già.

Gai cột sống thường ít gây ra triệu chứng và khó phát hiện nếu gai còn nhỏ. Khi gai lớn có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:

  • Đau thắt lưng hoặc cổ, đau tăng lên khi vận động.
  • Cơn đau có thể lan xuống chân, lên cổ hoặc ra cánh tay.
  • Cảm giác tê bì hoặc có kiến bò ở chân tay.

Gai cột sống là loại gai xương thường gặp

Gai khớp gối

Khớp gối là một trong những khớp phải chịu lực lớn từ trọng lực của cơ thể nên rất dễ tổn thương và thoái hóa. Gai khớp gối là tình trạng lắng đọng canxi, chủ yếu do thoái hóa khớp gối gây ra các triệu chứng dưới đây:

  • Đau nhức khớp gối lâu ngày, đau tăng lên khi đi lại.
  • Có thể có tiếng lạo xạo mỗi khi co duỗi chân.
  • Sưng hoặc cứng khớp gối.

Các dấu hiệu cho thấy bạn bị gai xương nên gặp bác sĩ

Nếu các triệu chứng kéo dài, tăng dần hoặc xuất hiện thêm một số triệu chứng ở giai đoạn nặng dưới đây, bạn cần đi khám bác sĩ ngay:

  • Không thể đứng vững, dễ bị khuỵu xuống.
  • Tình trạng sưng, cứng khớp không thuyên giảm.
  • Quan sát thấy biến dạng rõ rệt ở khớp.
  • Sốt kèm theo sưng, nóng, đỏ và đau ở khớp.

Các dấu hiệu cho thấy bạn bị gai xương nên gặp bác sĩ

Các phương pháp điều trị, làm chậm quá trình tiến triển của thoái hóa khớp, gai xương

Mục tiêu điều trị là điều trị bảo tồn chức năng nhằm làm giảm nhẹ các triệu chứng và ức chế sự tiến triển của bệnh.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc thường được sử dụng có thể bao gồm:

  • Sử dụng thuốc uống: nhóm giảm đau, chống viêm phi steroid (NSAIDs) thường được dùng cho người bệnh có triệu chứng đau mức độ nhẹ hoặc vừa, chưa có biến chứng nghiêm trọng như naproxen, ibuprofen hoặc paracetamol…
  • Thuốc bôi ngoài da: chứa NSAIDs, tinh dầu bạc hà, capsaicin có tác dụng giảm đau ở các khớp nông bằng cách làm gián đoạn sự truyền đau.
  • Đường tiêm:
  • Corticoid: Có hiệu quả giảm đau từ vài ngày đến vài tháng.
  • Acid hyaluronic: Có cấu trúc tương tự như glycosaminoglycan (GAG) tự nhiên trong khớp, tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng vận động của khớp và do đó làm giảm đau xương khớp.
  • Thuốc giãn cơ: Đôi khi được kê để giảm đau khi cơ bị căng do cố gắng hỗ trợ các khớp bị thoái hóa.
  • Glucosamine sulfate 1500mg 1 lần/ngày đã được đề xuất để giảm đau và giảm sự thoái hoá khớp, gai xương; Chondroitin sulfate 1200mg 1 lần/ngày cũng đã được đề xuất để giảm đau.

Lưu ý: khi sử dụng thuốc cần chú ý đến liều lượng, thời gian sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ.

Sử dụng thuốc để cải thiện gai xương hiệu quả

Các biện pháp không dùng thuốc

  • Tập thể dục thường xuyên với cường độ thích hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vật lý trị liệu nhằm cải thiện tính linh hoạt, sự ổn định của khớp và sự dẻo dai của cơ bắp.
  • Các biện pháp bổ sung khác có thể làm giảm đau, bao gồm xoa bóp, chườm nóng, châm cứu.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ như nẹp chỉnh hình, gậy hoặc khung tập đi giúp giảm căng thẳng cho các khớp bị ảnh hưởng khi di chuyển.

Phẫu thuật

Khi các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng điều trị thì liệu pháp điều trị cuối cùng được chỉ định là phẫu thuật cắt bỏ xương. Bác sĩ thường sẽ tư vấn nên thực hiện phương pháp này để cải thiện tình trạng bệnh đối với các trường hợp sau:

  • Gai cột sống chèn ép lên dây, rễ thần kinh, gây hẹp ống tủy và rối loạn thần kinh thực vật, mất kiểm soát đại tiểu tiện,…
  • Bệnh chuyển biến nặng, các cơn đau nhức dữ dội không giảm ngay cả khi dùng thuốc.
  • Vùng da bên ngoài sưng tấy do các xương gai lớn chèn ép lên mô mềm.
  • Thực hiện điều trị bằng các phương pháp nội khoa và vật lý trị liệu trên 6 tháng mà không đạt mục tiêu điều trị.

Liệu pháp điều trị cuối cùng được chỉ định là phẫu thuật cắt bỏ xương

Việc phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ chính xác các gai xương, gai cột sống và cho thấy hiệu quả điều trị rất nhanh chóng. Tuy nhiên, các gai cột sống hoàn toàn có thể xuất hiện trở lại. Sau phẫu thuật người bệnh cần phải xây dựng lối sinh hoạt, ăn uống và vận động phù hợp để phòng ngừa tái phát bệnh.

ULTRAFLEX – Hỗ trợ cải thiện và làm chậm tiến triển thoái hóa khớp, gai xương

ULTRAFLEX được xem như là giải pháp lâu dài để loại bỏ tận gốc các cơn đau nhức do thoái hóa khớp, gai xương, bởi sản phẩm có công dụng:

  • Phục hồi lớp sụn khớp đã bị lão hóa.
  • Kích thích tiết dịch khớp giúp tăng độ trơn và giảm ma sát giữa các khớp nhằm hạn chế nguyên nhân gây sưng, đau và khó vận động khớp.

ULTRAFLEX chứa các thành phần bao gồm:

  • Hỗn hợp cao dược liệu Ulflex có khả năng chống viêm, giảm đau xương khớp vượt trội mà không gây các tác dụng phụ cho người sử dụng như NSAIDs, corticoid (gây loét dạ dày, loãng xương, suy gan, thận,…)
  • Chứa đa dạng các thành phần (Glucosamin, Chondroitin, Collagen type II và MSM) giúp tối ưu hóa và đẩy nhanh quá trình tái tạo hoạt dịch khớp, sụn và xương.
  • Cung cấp tới 16 loại acid amin làm nguyên liệu để cơ thể tạo ra hoạt dịch cho khớp và cấu trúc xương.
  • Được bào chế dưới dạng viên nén và được bảo quản trong lọ thủy tinh thiết kế nhỏ gọn nên việc sử dụng và mang theo rất dễ dàng.

ULTRAFLEX hỗ trợ điều trị hiệu quả cho người bị gai xương

Đối tượng sử dụng của ULTRAFLEX:

  • Người bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, viêm khớp cấp và mạn tính, đau mỏi khớp, vận động khớp bị hạn chế, gai xương.
  • Người lao động nặng, người tập thể thao thường xuyên với cường độ cao.

Cách dùng, liều dùng:

  • Mỗi lần uống 2 viên. Ngày uống 1 – 2 lần. Uống sau bữa ăn 30 phút.
  • Nên dùng thường xuyên mỗi đợt 1 – 2 tháng. Năm nên dùng nhắc lại từ 1 – 2 đợt.

Bệnh gai xương tuy không nghiêm trọng nhưng nếu chủ quan có thể dẫn đến những biến chứng nặng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy chia sẻ kiến thức này đến bạn bè và người thân để cùng phòng tránh bệnh gai xương nhé!

Mua sản phẩm Ultra Flex tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *