Mất ngủ không phải lúc nào cũng cần phải sử dụng đến các thuốc an thần, gây ngủ bởi việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ. Thay vào đó, các bạn có thể lựa chọn nhiều cách chữa mất ngủ không dùng thuốc phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng Tâm Dược Khang tìm hiểu xem đó là những cách nào nhé!

- Thế nào là mất ngủ?
Thông thường, mỗi người sẽ ngủ khoảng 6-8 tiếng/ngày với điều kiện giấc ngủ sâu, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, sau khi ngủ dậy thì cảm thấy khỏe khoắn, tỉnh táo.
Người bị mất ngủ có thể gặp các triệu chứng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, thức dậy quá sớm, hay bị giật mình khi ngủ, không thể quay lại giấc ngủ, cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
Chứng mất ngủ bao gồm 2 dạng là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính:
- Mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ kéo dài < 1 tháng.
- Mất ngủ mãn tính là khi mất ngủ cấp tính không được điều trị kịp thời, dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng.

2. Các nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ
- Áp lực, stress, rối loạn sức khỏe tâm thần, trầm cảm.
- Ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bụng ậm ạch, khó tiêu, gây khó chịu dẫn đến mất ngủ.
- Thói quen sinh hoạt: Sử dụng các thiết bị điện tử sát giờ ngủ, ngủ trưa quá mức,… đều có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn dễ bị mất ngủ hơn.
- Thay đổi múi giờ: Khi tới một quốc gia khác múi giờ, nhịp sinh học của cơ thể có thể bị gián đoạn dẫn đến mất ngủ.
- Bệnh lý: Chứng mất ngủ có thể xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý như ốm sốt, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư, tiểu đường, đau mãn tính,…
- Sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê và các loại đồ uống chứa caffeine,… Hơn nữa, nicotin trong thuốc lá cũng có thể khiến bạn mất ngủ.
- Tuổi tác: Tuổi tác càng cao cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Người già thường ngủ ngắn hơn, dễ bị giật mình thức giấc trong khi ngủ.
- Ít hoạt động thể chất.

3. 10 cách chữa mất ngủ không dùng thuốc an toàn, hiệu quả
3.1. Liệu pháp tâm lý
Người bệnh có thể được tư vấn bởi các chuyên gia tâm lý, tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và đưa ra những cách giải quyết cho vấn đề tâm lý của người bệnh, từ đó họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn và cải thiện được chứng khó ngủ.
3.2. Thư giãn
Với trường hợp mất ngủ do căng thẳng, stress, bạn có thể dành thời gian, tạm gác lại công việc, làm những điều mình thích, tập cách chia sẻ với người thân, bạn bè để giải tỏa căng thẳng hoặc viết nhật ký…Từ đó có thể chữa mất ngủ mà không cần phải sử dụng đến thuốc.
3.3. Massage
Các động tác massage tại khu vực đầu, mặt sẽ kích thích máu lưu thông lên não, từ đó giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như giúp bạn khỏe khoắn, tỉnh táo sảng khoái sau khi ngủ dậy.
3.4. Ngâm chân bằng nước ấm
Trước khi ngủ, bạn có thể chuẩn bị một thau nước khoảng 40 – 50 độ C và ngâm chân trong khoảng 10 – 15 phút. Nhiều người cho biết, cách trị mất ngủ này thật sự có hiệu quả trong việc giúp tăng cường tuần hoàn máu lưu thông, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
Để phát huy công dụng của cách hỗ trợ điều trị mất ngủ này, bạn nên lựa chọn tư thế ngồi trên ghế tựa êm ái, duỗi chân vừa phải, thực hiện ngâm chân mỗi ngày. Khi ngâm, để nước ngập cổ chân khoảng trên mắt cá 2cm để nước ấm tác động lên các huyệt đạo, giúp khí huyết, kinh mạch lưu thông tốt hơn.

3.5. Lựa chọn các thực phẩm tốt cho giấc ngủ
Chế độ ăn uống cũng có tác động không nhỏ đối với chất lượng giấc ngủ của bạn. Do đó, bạn có thể bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống của mình, ăn uống khoa học và lành mạnh hơn. Bạn có thể tham khảo và thêm vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm sau đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ:
- Sữa chua: Trong thành phần có chứa tryptophan, khi vào cơ thể được chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh serotonin và melatonin để duy trì giấc ngủ tự nhiên vào ban đêm.
- Chuối: Tương tự như sữa chua, chuối cũng chứa tryptophan. Không chỉ vậy, chuối còn rất giàu magie và kali – 2 chất giúp thư giãn thần kinh – cơ, đẩy lùi căng thẳng, stress.
- Cá vùng biển sâu như cá hồi, cá ngừ: Muốn có giấc ngủ ngon, bạn nên tăng cường bổ sung thêm cá vào trong thực đơn ăn uống hằng ngày của mình bởi cá có hàm lượng omega 3,6,9 vô cùng dồi dào, tốt cho sức khỏe não bộ, tim mạch và thị lực.
- Tâm sen, hạt sen: Có tác dụng dưỡng tâm an thần, giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Trứng: Hàm lượng tryptophan, choline có trong trứng cũng có tác động tích cực đến giấc ngủ của bạn và giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.
3.6. Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, ăn uống
Bạn không thể chữa trị dứt điểm chứng mất ngủ nếu vẫn cứ tiếp tục duy trì các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Theo đó, trước khi ngủ bạn cần lưu ý:
- Không uống rượu bia: Uống rượu bia trước khi ngủ có thể giảm chất lượng giấc ngủ REM – giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, thời điểm cơ thể được nghỉ ngơi nhiều nhất. Như vậy, bạn dễ ngủ chập chờn không sâu giấc, tỉnh dậy trong trạng thái uể oải mệt mỏi.
- Hạn chế uống cà phê vào chiều tối: Tác dụng của caffeine có thể kéo dài đến 12 giờ sau khi uống. Do đó, uống cà phê vào buổi chiều có thể dẫn đến việc trằn trọc khó ngủ vào ban đêm.
- Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ: Điều này sẽ làm bạn mắc tiểu vào giữa đêm khiến bạn thức dậy để đi vệ sinh làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
- Ăn thực phẩm quá béo hoặc quá cay: Các loại thực phẩm này sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, gây tổn thương dạ dày, dễ dẫn đến chứng trào ngược axit, gây cảm giác khó chịu, không ngủ được.
- Vận động với cường độ cao: Vận động quá mức sẽ làm tăng nhịp tim, khiến cơ thể bị kích thích, khó thư giãn và đi vào giấc ngủ ngon.
- Suy nghĩ về công việc, học tập: Trước khi ngủ, suy nghĩ về công việc, học tập quá nhiều khiến bạn cảm thấy bồn chồn, căng thẳng, trằn trọc khó ngủ. Do đó, bạn nên hạn chế nghĩ về công việc tối thiểu 1 tiếng trước khi ngủ bằng cách ngồi thiền, viết ra những suy nghĩ trong đầu hay tập thở.
- Ngủ không theo lịch trình cố định: Để có giấc ngủ tốt, sau khi thức dậy cảm thấy tỉnh táo cũng như cơ thể có thời gian để hồi phục và thải độc, chúng ta nên đi ngủ vào một thời điểm cố định trong ngày, tốt nhất là trước 11h đêm.
3.7. Sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ
Bên cạnh điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho khoa học, hợp lý. Bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho não bộ, tăng cường hoạt huyết dưỡng não và hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Các bạn có thể tham khảo ngay sản phẩm Tâm Dược Khang với thành phần và ưu điểm nổi bật có thể kể tới như:
- Được sản xuất trên dây chuyền đạt thực hành sản xuất tốt (GMP) TPBVSK, đảm bảo an toàn cũng như mang lại nhiều công dụng tốt cho người dùng.
- Là sự kết hợp của 3 thành phần Ginkgo biloba, Melatonin và Citicoline, không chỉ giúp hoạt huyết dưỡng não, ngăn ngừa thiểu năng tuần hoàn não mà còn dưỡng tâm, an thần tạo giấc ngủ tự nhiên.
- Được bào chế dưới dạng viên nang cứng và được bảo quản trong lọ thiết kế nhỏ gọn nên việc sử dụng và mang theo rất dễ dàng.
Sự kết hợp của 3 thành phần Ginkgo biloba, Melatonin và Citicoline, ngăn ngừa thiểu năng tuần hoàn não mà còn dưỡng tâm, an thần tạo giấc ngủ tự nhiên.
Tâm Dược Khang phù hợp với các đối tượng sau:
- Người thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não, hội chứng tiền đình với các biểu hiện: ù tai, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ.
- Người mắc các di chứng sau tai biến và chấn thương sọ não.
- Người suy nhược thần kinh.
- Người bị các chứng mất ngủ kéo dài, mất ngủ do thay đổi múi giờ, giấc ngủ không sâu do thiểu năng tuần hoàn não.
Trên đây là những cách trị mất ngủ không dùng thuốc đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hãy thử áp dụng những biện pháp kể trên ngay nhé!

Mua sản phẩm tại đây