Mất ngủ đã trở thành vấn đề phổ biến và đáng lo ngại trong cuộc sống hiện đại. Việc không thể ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của nhiều người. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân, và các cách cải thiện chất lượng giấc ngủ an toàn, hiệu quả nhé!
-
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ khá phổ biến, có nhiều dạng khác nhau như khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, thường xuyên thức dậy quá sớm dù chưa ngủ đủ giấc hay khó quay lại giấc ngủ sau khi giật mình tỉnh giấc.
Mất ngủ có thể là một bệnh lý riêng biệt hoặc có thể là hệ quả của các bệnh lý khác.
Người bị mất ngủ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng tới tâm trạng, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
Mất ngủ được chia làm 2 dạng chính:
- Mất ngủ cấp tính: Mất ngủ kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần và chưa có nguyên nhân xác định.
- Mất ngủ mãn tính: Mất ngủ thường xuyên, kéo dài từ 1 tháng trở lên và do nhiều nguyên khác nhau gây ra.
Người bị mất ngủ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng tới tâm trạng, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
2. Các nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ
Mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
- Yếu tố di truyền: Có thể cha mẹ, ông bà hay những người thân đã từng gặp các triệu chứng của bệnh mất ngủ.
- Hoạt động của não: Một số người có bộ não hoạt động tích cực hơn hoặc có nhiều hoạt chất trong não khác biệt thường gặp tình trạng mất ngủ.
- Các bệnh liên quan: Các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, viêm khớp, Parkinson, đau cơ xơ hóa có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ. Ngoài ra, các bệnh lý tạm thời như nhiễm trùng nhẹ hoặc chấn thương hay các tình trạng mãn tính như trào ngược axit cũng có thể dẫn đến mất ngủ.
- Sức khỏe tinh thần kém: Một số người mắc chứng rối loạn lo âu, chẳng hạn như sau sang chấn tâm lý có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ cũng xảy ra với một số chứng rối loạn sức khỏe tâm thần khác như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực…
- Giờ giấc bị đảo lộn tạm thời hoặc ngắn hạn: Những thay đổi tạm thời như lệch múi giờ, thay đổi địa điểm sinh hoạt, làm việc theo ca cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Lối sống không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng rượu bia và các sản phẩm khác có chứa chất kích thích khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. Rượu có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ nhưng không giúp bạn ngủ sâu hơn, đặc biệt là dễ thức dậy vào nửa đêm. Nếu sử dụng rượu lâu dài để dễ ngủ sẽ gây ra những tác hại đối với sức khỏe và tình trạng mất ngủ sẽ trầm trọng hơn.
3. Các dấu hiệu của bệnh mất ngủ
Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh mất ngủ có thể kể đến như:
- Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, thức dậy nhiều lần vào ban đêm.
- Có thể thức dậy quá sớm, khó trở lại giấc ngủ khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi ngay cả khi làm việc hay nghỉ ngơi.
- Có biểu hiện rối loạn tâm lý, lo âu, mất tập trung hay ngáp nhiều.
- Thường xuyên cáu gắt, giận hờn, tính cách nóng nảy khi tiếp xúc với mọi người.
4. Biến chứng nguy hiểm
Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần, điều này có thể gây nguy hiểm khi bạn đang lái xe hoặc làm các công việc khác cần sự tỉnh táo. Ngoài ra, mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như trầm cảm, tăng huyết áp, rối loạn lo âu, đau tim, đột quỵ, hội chứng ngưng thở khi ngủ, tiểu đường type 2, béo phì, các tình trạng liên quan tới rối loạn tâm thần, khó tập trung và phản xạ chậm.
5. Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu nhận thấy tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn thường xuyên thức giấc hoặc không ngủ được và điều đó ảnh hưởng đến công việc, học tập cũng như các mối quan hệ của bạn thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và chữa trị kịp thời.
6. Các cách trị mất ngủ hiệu quả
- Điều trị mất ngủ bằng thuốc
- Kê đơn: Thuốc kê đơn có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đôi khi một số tác dụng phụ của thuốc có thể xuất hiện khiến bạn dễ bị mệt mỏi, uể oải vào ban ngày.
- Không kê đơn: Nhóm thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 có tác dụng điều trị các bệnh dị ứng.
- Hay các dược liệu như bình vôi, lạc tiên, vông nem… cũng có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Lưu ý khi sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng nên có sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Tránh tự ý sử dụng thuốc, nếu không có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường.
- Hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ bằng các biện pháp không dùng thuốc
- Tập thể dục thường xuyên: Giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Bạn nên duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tránh tập cường độ mạnh quá gần giờ đi ngủ.
- Thư giãn trước khi ngủ: Hãy cố gắng gạt bỏ nỗi lo lắng và những kế hoạch sang một bên. Bạn có thể thực hiện một vài việc giúp thư giãn trước khi ngủ như tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ, viết ra những suy nghĩ trong đầu, tập yoga hoặc thiền.
- Hạn chế dùng chất kích thích như thuốc lá, cà phê, trà là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, mất ngủ.
- Duy trì nhịp sinh học ổn định, đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định, kể cả cuối tuần.
- Chỉ nên ngủ trưa khoảng dưới 1h, tránh ngủ trưa quá lâu.
- Tránh ăn uống quá no trước khi đi ngủ.
- Tâm Dược Khang – Hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ
Các bạn có thể tham khảo ngay sản phẩm Tâm Dược Khang với thành phần và ưu điểm nổi bật có thể kể tới như:
- Được sản xuất trên dây chuyền đạt thực hành sản xuất tốt (GMP) TPBVSK, đảm bảo an toàn cũng như mang lại nhiều công dụng tốt cho người dùng.
- Là sự kết hợp của 3 thành phần Ginkgo biloba, Melatonin và Citicoline, không chỉ giúp hoạt huyết dưỡng não, ngăn ngừa thiểu năng tuần hoàn não mà còn dưỡng tâm, an thần tạo giấc ngủ tự nhiên.
- Được bào chế dưới dạng viên nang cứng và được bảo quản trong lọ thiết kế nhỏ gọn nên việc sử dụng và mang theo rất dễ dàng.
Tâm Dược Khang phù hợp với các đối tượng sau:
- Người thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não, hội chứng tiền đình với các biểu hiện: ù tai, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ.
- Người mắc các di chứng sau tai biến và chấn thương sọ não.
- Người suy nhược thần kinh.
- Người bị các chứng mất ngủ kéo dài, mất ngủ do thay đổi múi giờ, giấc ngủ không sâu do thiểu năng tuần hoàn não.
Trên đây là những cách trị mất ngủ đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hãy thử áp dụng những biện pháp kể trên ngay nhé!
Mua hàng tại đây