Mất ngủ là tình trạng phổ biến có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào, trong đó thường gặp nhất là ở những người cao tuổi. Mất ngủ mãn tính có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Vậy người mất ngủ thì nên uống thuốc gì để có một giấc ngủ ngon hơn? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Tâm Dược Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ
Một người bình thường sẽ cần dành ra từ 6 – 8 tiếng/ngày để ngủ với điều kiện giấc ngủ đó phải là giấc ngủ chất lượng, ngủ dậy xong cơ thể sẽ cảm thấy sảng khoái, tỉnh táo và dễ chịu.
Người bị mất ngủ có thể gặp phải các triệu chứng như khó ngủ, ngủ chập chờn, giật mình khi ngủ, thức dậy quá sớm, mệt mỏi sau khi ngủ dậy hoặc khó quay lại giấc ngủ. Nguyên nhân gây mất ngủ có thể xuất phát từ những yếu tố sau:
- Căng thẳng, áp lực, rối loạn sức khỏe tâm thần do công việc, học tập, các vấn đề trong cuộc sống gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tâm trạng của người bệnh;
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Ngủ trưa quá nhiều, giờ giấc ngủ nghỉ thay đổi liên tục, dùng thiết bị điện tử sát giờ đi ngủ;
- Thói quen ăn uống không hợp lý: Ăn quá no và ăn tối quá muộn sẽ dễ dẫn tới chứng trào ngược dạ dày thực quản, dạ dày bị quá tải gây khó tiêu, đầy bụng, ợ chua làm ảnh hưởng tới giấc ngủ;
- Múi giờ thay đổi do đi sang quốc gia khác làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể, gây mất ngủ;
- Do tuổi tác: Giấc ngủ của người lớn tuổi thường có xu hướng rút ngắn hơn và trong lúc ngủ cũng dễ bị giật mình tỉnh giấc giữa đêm;
- Mắc các bệnh lý: Mất ngủ có khả năng là hệ quả của các bệnh lý như ốm sốt, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, ung thư, các cơn đau tại đâu đó trên cơ thể…;
- Do dùng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, trà, đồ uống chứa caffeine, thuốc lá,… cũng khiến bệnh nhân bị mất ngủ.
2. Mất ngủ thì nên uống thuốc gì để cải thiện chất lượng giấc ngủ?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ là gì, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc trị mất ngủ người bệnh có thể sẽ được kê khi đi khám bác sĩ:
2.1. Thuốc an thần
Hay còn gọi là thuốc bình thần, gồm Bromazepam, Clonazepam và Diazepam,… Thuốc có tác dụng gây buồn ngủ nhanh ngay sau khi dùng nhưng chỉ nên dùng cho những bệnh nhân bị mất ngủ ngắn, tính chất bệnh chưa nghiêm trọng bởi vì nếu dùng trong thời gian dài có thể gây suy giảm trí nhớ và nhờn thuốc. Khi đó ngay cả khi đã tăng liều thì bệnh nhân vẫn bị mất ngủ. Do vậy bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
2.2. Thuốc ngủ
Bao gồm các thuốc như Zolpidem, Phenobarbital,… có tác dụng mạnh nhưng cũng có thể gây nhờn thuốc nếu dùng lâu dài như thuốc an thần. Vì vậy thuốc chỉ dành cho bệnh nhân bị mất ngủ ngắn và không dùng quá 7 ngày. Một số tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc ngủ đó là nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa,…
2.3. Thuốc an thần kinh mới
Bao gồm Quetiapine, Olanzapine và Amisulpride,… Công dụng của các thuốc này cũng khá mạnh, chỉ dùng cho các trường hợp bệnh nhân mất ngủ do lo âu lan tỏa, trầm cảm. Tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài thuốc có thể gây tăng cân vì bệnh nhân cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Để tránh gặp phải tác dụng này thì người bệnh nên kiêng những loại thức ăn chứa chất bột đường, chất béo, chất ngọt và tăng cường vận động thể dục thể thao.
2.4. Thuốc kháng Histamin
Thuốc kháng Histamin cũng là một lựa chọn được cân nhắc, bao gồm các thuốc như Clorpheniramin, Promethazin,… Đây đều là các thuốc kháng Histamin thế hệ cũ với tác dụng chống dị ứng, đồng thời gây buồn ngủ. Thuốc được chỉ định trong những trường hợp mất ngủ do gãi ngứa nhiều vì mắc các bệnh ngoài da như nấm tổ đỉa, eczema, hắc lào,… Tuy nhiên cần lưu ý về một số tác dụng phụ khi dùng thuốc đó là khô mũi, miệng, mệt mỏi, đau đầu,..
2.5. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng
Mirtazapine và Clomipramine là những thuốc điển hình của nhóm thuốc này. Những bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài thường sẽ được kê đơn có các thuốc nêu trên. Đặc biệt thuốc chống trầm cảm không gây tác dụng phụ là nhờn thuốc nhưng tác dụng lại chậm hơn so với các nhóm thuốc khác. Phải mất 3 – 4 tuần điều trị tình trạng mất ngủ của bệnh nhân mới được cải thiện.
Một số tác dụng phụ do dùng nhóm thuốc này đó là đắng miệng, khô miệng, táo bón hoặc bí tiểu thường xảy ra ở những người bị u xơ tuyến tiền liệt. Thuốc phù hợp cho những bệnh nhân mất ngủ do lo âu, trầm cảm, mất ngủ do đau (ung thư, chấn thương, đau dây thần kinh) và mất ngủ tiên phát.
Việc dùng các loại thuốc nêu trên cần phải có sự kê đơn, hướng dẫn sử dụng và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tự ý dùng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và các hệ lụy nguy hiểm khác.
3. Những cách giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ không cần dùng thuốc
Uống thuốc có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng đạt được hiệu quả điều trị nhưng thuốc cũng tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, để lấy lại chất lượng giấc ngủ thì bản thân người bệnh cần phải thay đổi lại chế độ ăn uống sinh hoạt, bằng việc áp dụng những phương pháp sau:
- Ngủ đúng giờ, vào một thời điểm cố định trong ngày, tốt nhất là trước 11h đêm và đảm bảo thức dậy đúng giấc;
- Trước khi đi ngủ nên thực hiện một số hoạt động như: uống sữa ấm, tập các động tác nhẹ nhàng, thư giãn, tránh dùng các chất kích thích như bia rượu, cà phê và không dùng thiết bị điện tử ngay sát giờ đi ngủ.
- Tránh ăn những món khó tiêu, hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối;
- Phòng ngủ nên được bố trí yên tĩnh, ánh sáng nhẹ nhàng, không quá chói mắt;
- Tập yoga, massage vùng đầu mặt cổ để cải thiện lưu thông máu lên não và thiền định sẽ giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Tâm Dược Khang giúp dưỡng tâm an thần, tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên với thành phần và ưu điểm nổi bật có thể kể tới như:
- Được sản xuất trên dây chuyền đạt thực hành sản xuất tốt (GMP) TPBVSK, đảm bảo an toàn cũng như mang lại nhiều công dụng tốt cho người dùng.
- Là sự kết hợp của 3 thành phần Ginkgo biloba, Melatonin và Citicoline, không chỉ giúp hoạt huyết dưỡng não, ngăn ngừa thiểu năng tuần hoàn não mà còn dưỡng tâm, an thần tạo giấc ngủ tự nhiên.
- Được bào chế dưới dạng viên nang cứng và được bảo quản trong lọ thiết kế nhỏ gọn nên việc sử dụng và mang theo rất dễ dàng.
Tâm Dược Khang phù hợp với các đối tượng sau:
- Người thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não, hội chứng tiền đình với các biểu hiện: ù tai, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ.
- Người mắc các di chứng sau tai biến và chấn thương sọ não.
- Người suy nhược thần kinh.
- Người bị các chứng mất ngủ kéo dài, mất ngủ do thay đổi múi giờ, giấc ngủ không sâu do thiểu năng tuần hoàn não.
Nếu bạn thay đổi sang lối sống tích cực hơn và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ tăng cơ hội khỏi chứng mất ngủ. Trong trường hợp sau khi đã áp dụng các cách nêu trên mà tình trạng mất ngủ vẫn không được cải thiện, kèm theo đó là xuất hiện những biểu hiện bất thường khác thì người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế. Bởi vì nếu để lâu ngày, tình trạng mất ngủ có thể dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh.
Mua sản phẩm tại đây