Mẹ có biết: Trẻ biếng ăn cần phải làm gì?

Amoma-enzyme-gold

Biếng ăn là tình trạng chung khá phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi, từ khi trẻ mới sinh hay khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển và trưởng thành khiến cho nhiều cha mẹ đau đầu và lo lắng. Trẻ biếng ăn có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, lâu dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây tác động xấu đối với quá trình trưởng thành của bé. Vậy ba mẹ phải làm sao để trẻ có thể ăn ngon, tăng cân đều? Hãy cùng tham khảo câu trả lời trong bài viết dưới đây của chúng tôi. 

Biếng ăn là gì?

Theo một nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia vào năm 2022, tỷ lệ trẻ biếng ăn ở Việt Nam từ 30 – 40%, đưa biếng ăn ở trẻ trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu không chỉ nằm trong giới hạn gia đình mà còn là của toàn xã hội.

Biếng ăn là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ, khiến trẻ không nhận đủ lượng thức ăn theo nhu cầu. Nếu biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng cũng như sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Biếng ăn là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ

Biếng ăn sinh lý:

Biếng ăn sinh lý là tình trạng biếng ăn khi bé bước vào giai đoạn chuyển giao giữa các thay đổi, ví dụ như vào những thời điểm trẻ mọc răng, tập đi, tập nói, bắt đầu đến trường,… Những thời điểm cần chú ý là 9-12 tháng, 16-18 tháng, trẻ sẽ dễ mắc biếng ăn sinh lý hơn.

Thay đổi sinh lý

Những thay đổi sinh lý của trẻ giữa các giai đoạn biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng,… đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

Bé mọc răng cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

Thói quen cho trẻ ăn của cha mẹ

  • Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể đến từ việc món ăn không  được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày.
  • Phụ huynh cho trẻ ăn không có giờ giấc cố định hoặc ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Việc này khiến bé không bao giờ cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong các bữa chính.
  • Cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử,… trong khi ăn khiến bé không tập trung khi ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng, trẻ không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều.
  • Trẻ bắt chước cha mẹ: Trẻ học theo cha mẹ: không ăn đúng giờ, đúng bữa, không tập trung ăn (vừa bàn công việc, vừa xem điện thoại vừa ăn), dẫn đến trẻ hình thành thói quen ăn uống xấu.
  • Số lượng thức ăn hoặc bữa ăn chưa hợp lý, quá ít hoặc quá nhiều.

Yếu tố tâm lý

Ép trẻ ăn là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

  • Cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách đánh mắng, la hét, buộc trẻ ăn. Đôi khi lượng thức ăn cha mẹ yêu cầu là quá mức so với sức ăn của trẻ và hậu quả là trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn ói hoặc chống đối. Về lâu dài trẻ sẽ sợ ăn và dẫn tới chứng biếng ăn.
  • Trẻ có thể đột ngột biếng ăn nếu thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn. Nhất là những trẻ phải xa bố mẹ, ông bà,… sẽ bị thay đổi tâm trạng, hờn dỗi và không muốn ăn.
  • Không khí bữa ăn gia đình căng thẳng khi trẻ thường xuyên bị mẵng hay vợ chồng cãi vã khiến tâm lý trẻ sợ hãi mà ăn không thấy ngon miệng, không muốn ăn nhiều
  • Bố mẹ cư xử quá lạnh nhạt với trẻ nên bé không ăn để chống đối

Trẻ biếng ăn có những dấu hiệu nhận biết nào?

Để có những biện pháp xử trí phù hợp, chúng ta cần xác định rõ xem trẻ có đang biếng ăn hay không?

Các dấu hiệu để xác định trẻ biếng ăn:

  • Trẻ ăn lâu, không chịu ăn, bữa ăn kéo dài trên 30 phút, thậm chí hàng tiếng
  • Ăn ít hơn 1/2 khẩu phần ăn theo tuổi 

Dấu hiệu trẻ biếng ăn là gì?

  • Trẻ ngậm đồ ăn, không chịu nuốt hoặc nhè đồ ăn ra ngoài
  • Trẻ quấy khóc không chịu ăn, tìm mọi cách để né ăn khi biết đến giờ phải ăn
  • Trẻ buồn nôn khi thấy thức ăn
  • Trẻ chậm tăng trưởng, chiều cao và cân nặng của trẻ không đạt chuẩn trung bình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 

Trẻ biếng ăn có những hậu quả như thế nào?

Trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, cần bổ sung nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng mỗi ngày. Do trẻ biếng ăn, lượng thức ăn và dinh dưỡng nạp vào mỗi ngày không đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể. Trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, cơ thể chậm lớn, chậm phát triển hơn so với trẻ cùng tuổi.

Đặc biệt, thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng sẽ gây rối loạn tăng trưởng. Thiếu vitamin A làm mắt khô, thị lực kém. Thiếu vitamin D và canxi làm còi xương, chậm lớn. Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu, vàng da.Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chiều cao sau này. Trẻ biếng ăn có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thể còi cọc với tầm vóc thấp bé và quá trình phục hồi dinh dưỡng sẽ khó khăn, kéo dài hơn so với trẻ bị chán ăn thể nhẹ.

Trí tuệ chậm phát triển

Nghiên cứu cho thấy, trẻ biếng ăn thua kém về trí tuệ hơn hẳn so với trẻ được đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng. Trẻ biếng ăn có thể thiếu một số dưỡng chất quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ như Sắt, Omega 3, DHA, Omega 6…

Sức đề kháng kém

Sức đề kháng của trẻ cũng suy giảm đáng kể, nhất khi vào thời tiết giao mùa, không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh cũng như chiến đấu với bệnh tật, bệnh tật rất dễ tấn công

Trẻ biếng ăn có những hậu quả như thế nào?

Khi trẻ biếng ăn thì cần làm gì?

  • Thay đổi thức ăn cho trẻ hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều món ăn khác nhau. Hãy tôn trọng sở thích của trẻ bằng cách cho trẻ ăn món trẻ thích.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt cá. Cho trẻ ăn lượng cân đối các dạng thức ăn.
  • Thường xuyên thay đổi cách chế biến để giúp trẻ ngon miệng.
  • Trang trí, chuẩn bị món ăn thật đẹp đẽ, hấp dẫn. Ví dụ như bát và thìa cho trẻ ăn có nhiều hình thù khác nhau giúp trẻ hứng thú khi ăn.

Khi trẻ biếng ăn thì cần làm gì?

  • Không nên cho trẻ ăn quà vặt như bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.
  • Bữa ăn của trẻ không kéo dài quá 30 phút.
  • Cho trẻ ăn khi thấy trẻ đói, khi trẻ từ chối ăn không nên ép và cho trẻ thử ăn thức ăn khác (nếu phù hợp). Khen thức ăn ngon và tươi cười vui vẻ, khuyến khích trẻ thật nhiều để trẻ tự tin và thích thú với việc ăn.
  • Nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn để ăn.
  • Hãy khen ngợi khi trẻ chịu ăn dù chỉ là một lượng thức ăn nhỏ.

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể bổ sung cho trẻ sản phẩm Amoma Enzyme gold bởi lẽ:

AMOMA ENZYME GOLD bổ sung enzym tiêu hóa kích thích ăn ngon

Sản phẩm AMOMA ENZYME GOLD có thành phần:

– Bổ sung bào tử lợi khuẩn: Dạng bào tử sẽ giúp lợi khuẩn sống sót được trong môi trường acid dịch vị, từ đó bảo toàn được để xuống ruột non và có tác dụng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích cơ thể sản sinh enzym tiêu hóa. Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng khó tiêu và táo bón,…

Ngoài ra AMOMA ENZYME GOLD còn giúp bổ sung:

– Enzym tiêu hóa: Tăng tốc độ phân hủy thức ăn bằng cách tăng tốc độ phản ứng hóa học. Biến chất dinh dưỡng thành các chất mà đường tiêu hóa có thể hấp thu được.

– Các vitamin nhóm B: Kích thích bé ăn ngon miệng hơn, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng

– Vitamin D3: Bổ sung vitamin D3 cho bé phát triển xương cốt khỏe mạnh và tăng cường phát triển chiều cao cho bé.

– Lysine và Taurine: Đây là 2 acid amin quan trọng và cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải được cung cấp từ bên ngoài. 2 loại acid amin này kích thích vị giác trẻ, hỗ trợ hấp thu canxi tối ưu, hỗ trợ tim mạch.

– DHA: Giúp hỗ trợ cải thiện trí não cho trẻ

AMOMA ENZYME GOLD tăng cường tiêu hóa tăng sức đề kháng

CÔNG DỤNG CỦA AMOMA ENZYME GOLD:

  • Bổ sung enzym tiêu hóa, các lợi khuẩn có ích, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn và hấp thu thức ăn, giúp kích thích thèm ăn.
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CỦA AMOMA ENZYME GOLD:

  • Trẻ em gầy yếu, suy dinh dưỡng, ăn không ngon miệng, cơ thể suy nhược, kém hấp thu dưỡng chất.
  • Người tiêu hóa kém do thiếu men tiêu hóa hoặc loạn khuẩn đường ruột người cần tăng cân, người gầy yếu

LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG CỦA AMOMA ENZYME GOLD:

Liều dùng:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: Uống 1 gói/ngày. Hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.
  • Trẻ từ 2 – 3 tuổi: Uống 1 gói/lần/ngày.
  • Trẻ trên 3 tuổi: Uống 1 gói/lần, ngày 1 – 3 lần.
  • Người lớn: Uống 2 – 4 gói/ngày.

Cách dùng:

  • Uống sau bữa ăn. Pha 1 gói với khoảng 20 – 40ml nước nguội hoặc trộn cùng bột hay thức ăn cho trẻ ( không pha với nước nóng).

Mua sản phẩm Amoma Enzyme Gold tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *