Táo bón không chỉ gây ra những khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Hãy cùng tôi tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và những giải pháp để cải thiện tình trạng táo bón ở người già một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
1.Tại sao người già hay bị táo bón?
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc táo bón cao gấp 5 lần so với các lứa tuổi khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và chúng ta sẽ cùng điểm qua những nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất là do suy giảm các chức năng trong cơ thể
Quá trình lão hóa bắt đầu từ năm 30 tuổi và sẽ diễn ra liên tục. Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể dần suy giảm chức năng và cường độ hoạt động. Ở người già, hệ tiêu hóa hoạt động kém, dạ dày giảm co bóp và lượng enzym tiết ra ít hơn, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại. Nhu động ruột giảm, thức ăn lưu lại trong ruột lâu hơn, từ đó dễ dẫn đến táo bón.
Nguyên nhân thứ hai là do ít vận động
Người cao tuổi thường ít vận động hơn do các chức năng trong cơ thể bị suy giảm. Những bệnh lý về xương khớp như loãng xương, đau nhức xương khớp hay chân tay yếu cũng cản trở quá trình vận động. Việc ít vận động làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm nhu động ruột và mất đi cảm giác buồn đi đại tiện, từ đó gây táo bón.
Thứ ba là do tình trạng thiếu ngủ, căng thẳng kéo dài
Thiếu ngủ là một tình trạng rất hay gặp ở người lớn tuổi, từ đó dẫn đến căng thẳng thần kinh và lo lắng kéo dài. Khi căng thẳng kéo dài, hệ thần kinh bị ảnh hưởng và làm chậm hoạt động chức năng của hệ tiêu hóa. Stress lâu ngày cũng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó gây ra táo bón.
Nguyên nhân thứ tư là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến táo bón ở người lớn tuổi. Uống ít nước do các bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu, chế độ ăn ít chất xơ, ít rau củ quả, ăn nhiều dầu mỡ hay ăn quá nhiều chất đạm sẽ khiến hệ tiêu hóa khó chuyển hóa và hấp thụ hết thức ăn, phân trở nên khô cứng, từ đó gây ra táo bón.
Thứ năm là do tác dụng phụ của thuốc
Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh và phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc có thể gây táo bón bao gồm: thuốc giảm đau nhóm opioid, thuốc giãn cơ, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng dị ứng, sản phẩm bổ sung sắt, canxi dạng vô cơ,…
Và cuối cùng là do các bệnh lý tại đường tiêu hóa và bệnh nội tiết, chuyển hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, tắc ruột, tiểu đường, suy giáp và các vấn đề về thần kinh như bệnh Parkinson, đột quỵ cũng có thể gây ra táo bón.

2.Tiếp theo là về những dấu hiệu nhận biết táo bón ở người già
Để nhận biết tình trạng táo bón ở người cao tuổi, chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây:
Đi đại tiện dưới 3 lần mỗi tuần.
Đi ngoài có thể kèm theo máu trong phân.
Phân rắn, khô cứng, phân dê hoặc khuôn to.
Khó đi đại tiện, đi rồi nhưng vẫn có cảm giác chưa đi hết phân.
Cảm giác đầy bụng, đau bụng khó chịu, chán ăn, mệt mỏi.
Nếu người già bị táo bón nhưng không được xử lý, điều trị kịp thời mà cứ để tình trạng này diễn tiến kéo dài thì có thể sẽ phải đối diện với những hậu quả khôn lường sau đây:
Thứ nhất là bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn
Táo bón kéo dài khiến phân trở nên khô cứng, gây khó khăn trong quá trình đi đại tiện. Khi người già phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, áp lực lên tĩnh mạch hậu môn tăng cao, dẫn đến phình to và sưng lên, hình thành búi trĩ. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tổn thương niêm mạc hậu môn, gây chảy máu, đau rát và ngứa ngáy. Việc thường xuyên rặn mạnh cũng làm gia tăng nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn, tạo điều kiện cho bệnh trĩ phát triển nghiêm trọng hơn.
Thứ hai là gây các bệnh lý trên đường tiêu hóa
Táo bón lâu ngày làm cho phân ứ đọng tại đại tràng, gây phình đại tràng thứ phát, sa trực tràng. Chất cặn bã và độc tố không thể đào thải ra ngoài, dẫn đến viêm đại tràng hay nghiêm trọng hơn là ung thư đại tràng.
Biến chứng thứ ba là các bệnh lý về tim mạch
Khi người già bị táo bón, việc đào thải phân ra ngoài trở nên khó khăn. Điều này khiến họ phải rặn mạnh, gây tim đập nhanh, mệt mỏi, mất sức. Đây cũng là yếu tố nguy cơ khiến các bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, người cao tuổi bị táo bón kéo dài sẽ trở nên dễ cáu gắt hơn, chán ăn, khó ngủ và hay cảm thấy buồn bực, từ đó cũng gây tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.

3. Vậy khi mà người cao tuổi bị táo bón làm phiền thì chúng ta có những giải pháp nào để cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng, hiệu quả?
Đầu tiên là biện pháp dùng thuốc
Dùng thuốc nhuận tràng là một trong những giải pháp được nhiều người sử dụng để điều trị táo bón. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải cẩn thận và có sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn. Sau đây là một số loại thuốc thường được sử dụng:
Thứ nhất là thuốc nhuận tràng tạo khối: Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách hấp thụ nước vào phân, làm tăng khối lượng và mềm phân, giúp dễ dàng đi đại tiện hơn. Các thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm methylcellulose, FOS, GOS,..
Thứ hai là thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Nhóm thuốc này giúp tăng lượng nước trong ruột, làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Các thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm lactulose, sorbitol, và polyethylene glycol.
Thứ ba là thuốc nhuận tràng kích thích như bisacodyl: Nhóm thuốc này kích thích các cơ trong thành ruột co bóp mạnh hơn để đẩy phân ra ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích cần cẩn trọng vì có thể gây co thắt ruột và đau bụng.
Thứ tư là thuốc nhuận tràng làm mềm phân như docusate. Nhóm thuốc này giúp phân giữ nước, làm mềm phân và dễ đi đại tiện hơn.

Mặc dù thuốc nhuận tràng có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón, nhưng việc lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ở người cao tuổi, bao gồm:
Thứ nhất là gây suy giảm chức năng ruột
Lạm dụng thuốc nhuận tràng kích thích kéo dài trên 1 tuần có thể làm cho các cơ trong thành ruột trở nên lười biếng và không hoạt động bình thường, dẫn đến táo bón trở nên nghiêm trọng hơn khi ngừng thuốc.
Thứ hai là nguy cơ gây mất cân bằng điện giải
Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu và kích thích có thể gây mất nước và điện giải như natri, kali và magiê, dẫn đến các vấn đề về tim mạch, yếu cơ và co giật.
Thứ ba là gây tổn thương niêm mạc ruột
Việc sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích lâu dài có thể gây tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến viêm nhiễm và nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm đại tràng.
Và cuối cùng là nguy cơ phụ thuộc vào thuốc
Sử dụng các thuốc nhuận tràng thường xuyên có thể dẫn đến sự phụ thuộc vào thuốc, đặc biệt là các loại thuốc thụt hậu môn, làm cho người già không thể đi đại tiện bình thường được nếu không có thuốc.
Vừa rồi là biện pháp dùng thuốc để cải thiện triệu chứng trong giai đoạn cấp tính, tuy nhiên để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của táo bón bạn cần kết hợp đồng thời với các biện pháp không dùng thuốc sau đây:
Biện pháp không dùng thuốc
Thứ nhất là cải thiện chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón. Người già nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày, bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả và hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đạm động vật.
Thứ hai là không nhịn đi đại tiện
Nếu cảm thấy muốn đi đại tiện, cần đi ngay không nín nhịn vì càng để lâu, phân sẽ rắn lại và khó đi hơn. Thời điểm tốt nhất để đi đại tiện thường là trong vòng 2 giờ đầu sau khi thức dậy và sau bữa ăn sáng. Khi đi ngoài thì bạn nên nâng bàn chân lên cao bằng 1 ghế nhỏ hoặc dùng bàn cầu thấp.
Biện pháp thứ ba là tập thể dục thường xuyên
Người già nên lựa chọn những hình thức vận động phù hợp như đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh, khiêu vũ. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Biện pháp tiếp theo là bổ sung chất xơ hòa tan
Chất xơ hòa tan có khả năng hấp thụ nước, tạo thành một chất gel giúp làm mềm phân và dễ dàng di chuyển trong ruột. Các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan bao gồm:
Rau xanh như rau đay, rau mồng tơi, rau lang
Trái cây như táo, lê, cam, chuối.
Các loại hạt như hạt lanh, hạt chia.
Đậu và các loại đậu như đậu lăng, đậu hà lan, đậu bắp.
Việc bổ sung chất xơ hòa tan vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp người già cải thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả hơn.
Và biện pháp cuối cùng là bổ sung lợi khuẩn – Probiotics
Probiotics đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn sống sẽ làm giảm tình trạng táo bón thông qua cơ chế kích thích nhu động ruột, tạo lớp màng nhầy bao quanh niêm mạc đại tràng, kích thích bài tiết enzym tiêu hóa và thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột. Nhờ vậy, phân sẽ mềm hơn, di chuyển dễ dàng hơn qua đường ruột và giảm tình trạng chướng bụng đầy hơi do táo bón.
Men vi sinh thì có thể được bổ sung qua thực phẩm chức năng hoặc các loại thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa cải,…

Các bạn có thể tham khảo ngay INSOTAC GOLD – một giải pháp hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. INSOTAC GOLD là sản phẩm dạng gói cốm, dễ sử dụng và phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi. Sản phẩm chứa các thành phần chất xơ hòa tan như mủ trôm, fibregum, và FOS. Đây là những chất xơ tự nhiên, có khả năng làm mềm phân và kích thích nhu động ruột, giúp quá trình đi cầu trở nên dễ dàng hơn.
Một trong những điểm nổi bật của INSOTAC GOLD là chứa lợi khuẩn dạng bào tử Bacillus coagulans và Bacillus clausii. Khác với các loại lợi khuẩn thông thường, lợi khuẩn dạng bào tử có khả năng sống sót cao trong môi trường acid dạ dày, đảm bảo chúng đến được ruột và thực hiện chức năng một cách hiệu quả. Các lợi khuẩn này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Bên cạnh đó, INSOTAC GOLD còn được bổ sung vitamin nhóm B. Các vitamin nhóm B không chỉ hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tạo năng lượng, mà còn giúp điều hòa hoạt động của các enzym tiêu hóa, tăng cường chức năng tiêu hóa và cải thiện cảm giác ngon miệng, từ đó giảm thiểu tình trạng đầy bụng, khó tiêu, chán ăn do táo bón lâu ngày gây ra.
Một trong những lợi ích lớn của INSOTAC GOLD là hiệu quả nhanh chóng. Chỉ sau 2-3 ngày sử dụng, tình trạng táo bón sẽ giảm đáng kể. Để đạt hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa táo bón tái lại, người dùng nên duy trì lộ trình sử dụng sản phẩm trong 2-3 tháng. Việc này không chỉ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa mà còn hỗ trợ duy trì sức khỏe đường ruột lâu dài.
INSOTAC GOLD không chỉ là giải pháp cho vấn đề táo bón mà còn là sự chăm sóc toàn diện cho hệ tiêu hóa của người cao tuổi. Sản phẩm dễ sử dụng, an toàn và hiệu quả, mang lại sự thoải mái và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dùng. Với INSOTAC GOLD, táo bón không còn là nỗi lo, giúp bạn tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.
Tóm lại, táo bón là một tình trạng rất phổ biến ở người già, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống hợp lý. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp người cao tuổi và gia đình nhận biết và xử lý kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mua sản phẩm Insotac Gold tại đây