Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, rách hậu môn hoặc bệnh trĩ. Táo bón ở trẻ lại là tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân. Trong đó, phần lớn nguyên nhân đến từ sai lầm của bố mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh chưa ăn dặm
Phần lớn nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh có liên quan đến sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức).
Trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ ít có nguy cơ bị táo bón hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa công thức. Tuy nhiên, tình trạng trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón vẫn có thể xảy ra. Biểu hiện thường gặp nhất của bé là không đi tiêu trong khoảng 7 ngày liên tục hoặc phân bé vón cục cứng, bé phải rặn mạnh mới đẩy được phân ra ngoài. Trẻ sơ sinh bị táo bón thường lười bú, mệt mỏi, khóc gắt trong mỗi lần đi vệ sinh.
Khi đó, nguyên nhân thường gặp nhất là do chế độ ăn của mẹ chưa đủ hàm lượng chất xơ cần thiết. Điều này khiến sữa mẹ không có đủ chất xơ khi dung nạp vào cơ thể bé. Từ đó, bé dễ bị táo bón.
Chế độ ăn của mẹ chưa đủ lượng chất xơ cần thiết có thể khiến bé bị táo
Trong khi đó, những trẻ được nuôi bằng sữa công thức thường bị táo bón lâu ngày do pha sữa không đúng cách. Những sai lầm thường gặp nhất bao gồm:
Pha sữa không đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất
Nhiều người “lần đầu làm mẹ” thường nghĩ rằng pha sữa càng đặc sẽ càng giúp con được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ sữa. Đây là sai lầm “kinh điển” nhất trong cách pha sữa cho con khiến trẻ dễ bị táo bón.
Thực tế, trên mỗi lon sữa công thức đều nêu rõ các bước cần làm khi pha sữa cho con. Trong đó, nhà sản xuất cũng đưa ra tỷ lệ sữa và lượng nước phù hợp. Công thức của mỗi nhãn hiệu có thể khác nhau nhưng mẹ cần làm đúng theo hướng dẫn của sản phẩm mình đang sử dụng. Nếu mẹ pha sữa quá đặc, trẻ có nguy cơ bị mất nước, làm tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.
Pha sữa không đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất
Trong những trường hợp khác, một số mẹ cho rằng khi con bị táo bón nên uống sữa loãng. Vì thế, mẹ pha sữa với lượng nước nhiều hơn so với hướng dẫn của nhà sản xuất. Cách pha sữa sai lầm này sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Pha sữa không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều ảnh hưởng không tốt tại đường tiêu hóa. Vì thế, mẹ cần điều chỉnh cách pha sữa để giảm nguy cơ táo bón và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất cho con.
Đổi sữa cho con liên tục trong thời gian ngắn khiến trẻ bị táo bón lâu ngày
Hệ tiêu hóa của trẻ cần một khoảng thời gian nhất định để làm quen và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cả thức ăn và sữa công thức. Điều này sẽ khiến con có dấu hiệu táo bón trong thời gian đầu. Qua giai đoạn làm quen này, có nhiều khả năng tình trạng táo bón của con sẽ dần cải thiện.
Tuy nhiên, có một thực tế là khi thấy con chậm đi ngoài hơn bình thường khi uống sữa công thức, mẹ lại vội vàng đổi sữa. Khi đó, hệ tiêu hóa của con phải làm quen lại từ đầu. Điều này vô tình khiến tình trạng táo bón của trẻ không những không cải thiện mà còn kéo dài thời gian táo bón hơn.
Đổi sữa cho con liên tục trong thời gian ngắn khiến trẻ bị táo bón
Đối với trẻ ăn dặm
Bé ăn dặm bị táo bón là tình trạng khá phổ biến. Điều này xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới. Nếu biết cách cải thiện, con sẽ hết táo bón trong một khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị táo bón lâu ngày khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm, bố mẹ cần điều chỉnh một số sai lầm khi chăm sóc trẻ. Những sai lầm thường gặp, bao gồm:
Cho trẻ ăn quá ít hoặc quá nhiều chất xơ
Từ trước đến nay, chúng ta thường nghe táo bón do thiếu chất xơ. Tuy nhiên, chế độ ăn quá nhiều chất xơ cũng là nguyên nhân gây táo bón ở cả trẻ em và người lớn mà ít ai ngờ tới.
Chất xơ có hai loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan có nhiệm vụ hấp thụ nước, tạo thành một dạng gel trong hệ tiêu hóa khiến người ăn cảm thấy no lâu hơn, đi phân mềm hơn. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan đóng vai trò như chất xúc tác để thức ăn dễ dàng đi qua đường ruột, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và cân bằng độ pH.
Trẻ ăn quá ít chất xơ thì hệ tiêu hóa sẽ không có đủ điều kiện thuận lợi để làm việc. Bên cạnh đó, trẻ được cho ăn quá nhiều chất xơ sẽ thường xuyên bị đầy hơi, co thắt bụng, chất gel quá nhiều trong ruột làm cản trở quá trình hấp thụ các dưỡng chất khác.
Cho trẻ ăn quá ít hoặc quá nhiều chất xơ
Bố mẹ ít cho trẻ uống nước khiến con bị táo bón lâu ngày
Ngay cả khi trẻ đã uống sữa trong ngày, bố, mẹ vẫn phải cho con uống đủ nước.
Đủ nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé diễn ra thuận lợi hơn. Mặt khác, nước sẽ giúp kết cấu phân mềm hơn để bé đi tiêu dễ dàng.
Thông thường, trẻ từ 6 – 12 tháng cần khoảng 100ml nước/kg cho mỗi ngày (bao gồm sữa). Ví dụ, trẻ nặng 10kg sẽ cần 1.000ml nước (1 lít) nước mỗi ngày. Nếu trẻ đã uống 800ml sữa thì mẹ cần bổ sung 200ml nước nữa.
Để biết trẻ có nhận đủ nước hay chưa, mẹ hãy căn cứ vào màu sắc nước tiểu. Trẻ thiếu nước thường có nước tiểu màu vàng đậm, lượng nước tiểu ít trong mỗi lần đi tiểu.
Nước sẽ giúp kết cấu phân mềm hơn để bé đi tiêu dễ dàng
Ít cho trẻ vận động cũng là nguyên nhân gây táo bón
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khái niệm vận động cần được hiểu bao gồm các hoạt động tay chân trong nhà và cả các hình thức vận động ngoài trời. Trẻ được vận động thường xuyên sẽ kích thích nhu động ruột làm việc tích cực hơn. Đây là điều kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ.
Ít cho trẻ vận động cũng là nguyên nhân gây táo bón
Trẻ ăn dặm bị táo bón lâu ngày do mẹ ép trẻ ăn quá nhiều
Mẹ thường xuyên ép trẻ ăn quá nhiều không chỉ khiến bé hình thành tâm lý sợ ăn, lâu dần bị biếng ăn mà còn khiến trẻ dễ bị táo bón.
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, không có khả năng tiếp nhận quá nhiều thức ăn và chất dinh dưỡng cùng một lúc. Thay vì ép con ăn quá nhiều trong một lần ăn, mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để con tiêu hóa nhẹ nhàng hơn.
Trẻ ăn dặm bị táo bón do mẹ ép trẻ ăn quá nhiều
Những điều bố mẹ cần làm khi trẻ bị táo bón lâu ngày
- Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì cần điều chỉnh lại chế độ ăn của mình (thêm nhiều rau, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ).
- Pha sữa đúng chuẩn với hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Cải thiện thực đơn ăn dặm cho trẻ.
- Cho trẻ uống đủ nước.
- Cho trẻ vận động ngoài trời nhiều hơn.
Mẹ cho con bú hãy thêm nhiều rau, trái cây vào thực đơn hàng ngày
INSOTAC GOLD – Giải pháp ưu việt giúp “đánh bay”chứng táo bón
Bổ sung prebiotics là giải pháp tiếp theo cho vấn đề uống gì để trẻ dễ đi đại tiện. Prebiotics rất dễ tìm thấy trong thực phẩm, nó có thể tạo ra môi trường sống cho các vi sinh vật có lợi.
Nói cách khác, đó là chất xơ trong thực phẩm. Tuy không bổ dưỡng nhưng prebiotics có thể khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ. Chúng hoạt động thông qua 2 cơ chế:
- Prebiotics hấp thụ nước và trương nở thành dạng gel trong ruột. Chúng giúp kết dính các chất thải trong ruột, giúp phân mềm và dễ dàng di chuyển qua ruột.
- Prebiotics là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong ruột. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất xơ là môi trường lý tưởng cho các lợi khuẩn phát triển mạnh trong ruột. Các lợi khuẩn này hỗ trợ quá trình phân hủy thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và tạo lớp màng nhầy trên bề mặt niêm mạc ruột để phân di chuyển dễ dàng hơn. Đây là giải pháp sâu xa giúp cải thiện chứng táo bón ở trẻ.
Các chuyên gia khuyến cáo nên lựa chọn sản phẩm INSOTAC GOLD. Nó chứa một lượng lớn các dạng prebiotics khác nhau như: mủ trôm, FOS, Galactofructose, Fibregum. Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp lợi khuẩn dạng bào tử và vitamin nhóm B. INSOTAC GOLD hứa hẹn là một bước đột phá trong hỗ trợ điều trị táo bón, đi tiêu khó khăn.
INSOTAC GOLD bổ sung chất xơ hòa tan, men vi sinh và vitamin nhóm B
Nếu thường xuyên cho trẻ dùng từ 1 – 2 gói mỗi ngày, bạn sẽ thấy hệ tiêu hóa của trẻ có những thay đổi rõ rệt. Trẻ đi phân dễ dàng hơn và không còn phải rặn như trước. Tình trạng táo bón được giải quyết, bé ăn ngon miệng hơn và sức đề kháng tốt hơn.