Sau phẫu thuật kiêng ăn gì là một trong những câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, sau kíp mổ, hầu hết người bệnh đều bị suy nhược thể chất và phải đối mặt với nguy cơ cao khởi phát các biến chứng sau mổ như nhiễm trùng, rò dịch, phù nề…. Vậy, người bệnh vừa mổ xong kiêng ăn gì để ngăn ngừa biến chứng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.
Vì sao sau phẫu thuật cần ăn kiêng đúng cách?
Sau mổ, việc ăn kiêng đúng cách là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục và giúp người bệnh phòng tránh được nhiều biến chứng tiềm ẩn. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn cần ăn kiêng sau phẫu thuật:
Giúp vết thương nhanh lành
Dinh dưỡng đúng cách giúp vết mổ nhanh liền da (thường là 7 ngày sau phẫu thuật). Ví dụ:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu protein giúp tăng cường quá trình tái tạo tế bào và lành vết thương;
- Ăn thực phẩm giàu vitamin C (từ trái cây như cam, dứa, dâu…) kích thích da tăng sinh mô liên kết, cần thiết cho quá trình hồi phục vết thương;
- Hạn chế ăn quá nhiều muối, đường có thể hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa biến chứng phù nề.
Dinh dưỡng đúng cách giúp vết mổ nhanh liền da (thường là 7 ngày sau phẫu thuật)
Giảm nguy cơ nhiễm trùng
Sau mổ, hệ miễn dịch của người bệnh thường bị suy yếu tạm thời. Đây là cơ hội để các vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng và khởi phát các biến chứng như mưng mủ, rò dịch, sưng đau tại vị trí mổ, khiến vết khâu chậm lành hoặc thậm chí bị hoại tử. Vì thế, tăng cường bổ sung những dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng (kẽm, sắt, selen, vitamin C, vitamin D, protein…) giúp nâng cao “hàng rào” miễn dịch, hỗ trợ kháng viêm và ngăn ngừa biến chứng.
Sau mổ, hệ miễn dịch của người bệnh thường bị suy yếu tạm thời
Tránh táo bón
Táo bón là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp sau phẫu thuật do việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng sinh cũng như do sự hạn chế vận động. Lúc này, ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và đẩy lùi chứng táo bón.
Táo bón là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật kiêng ăn gì?
Thực phẩm có thể gây táo bón
Sau phẫu thuật, nhiều bệnh nhân có nguy cơ mắc phải táo bón do một số nguyên nhân như sử dụng thuốc giảm đau, hạn chế vận động, thay đổi chế độ ăn uống, mất ngủ hoặc căng thẳng quá mức gây rối loạn nội tiết. Táo bón không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có thể tạo ra áp lực lên vết mổ, gây đau khi đi ngoài, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và lâu lành vết thương sau mổ. Vì vậy, sau phẫu thuật kiêng ăn gì gây táo bón là điều rất quan trọng.
Một số thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây táo bón khi tiêu thụ quá nhiều bao gồm: Các thực phẩm ít chất xơ: đạm động vật (thịt đỏ, thịt gia cầm, nội tạng động vật, thủy hải sản,..), đồ ăn công nghiệp / đóng hộp (bánh kẹo ngọt, mì gói,…), thực phẩm chiên rán (gà rán, xôi chiên,…);
Bệnh nhân sau phẫu thuật cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có nguy cơ gây táo bón
Sau mổ kiêng ăn thức ăn cay
Sau mổ, người bệnh cần tránh ăn cay để hạn chế gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Bởi lẽ, tiêu thụ thực phẩm cay nóng có thể gây kích thích niêm mạc hầu họng – thực quản – dạ dày, làm tăng nguy cơ gây khởi phát biến chứng trào ngược thực quản, ợ chua hoặc viêm loét dạ dày. Điều này đặc biệt quan trọng với người bệnh sau phẫu thuật vùng đầu cổ, đường tiêu hóa hoặc khu vực gần hệ tiêu hóa (miệng, hầu họng, thực quản, dạ dày, tuyến giáp, ruột). Do đó, sau phẫu thuật kiêng ăn gì cay nóng giúp bảo vệ đường tiêu hóa, hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra tối ưu.
Sau mổ, người bệnh cần tránh ăn cay để hạn chế gây khó chịu cho đường tiêu hóa
Sau phẫu thuật kiêng đồ uống có cồn
Trong suốt 2 tuần đầu sau phẫu thuật, người bệnh thường được kê đơn thuốc giảm đau và các loại thuốc kháng sinh khác sau khi mổ. Lúc này, tiêu thụ rượu bia có thể gây tương tác thuốc, tạo ra các phản ứng không mong muốn hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật cần kiêng hoàn toàn đồ có cồn trong ít nhất 2 tuần đầu sau phẫu thuật.
Người bệnh cần kiêng hoàn toàn đồ có cồn trong ít nhất 2 tuần đầu sau phẫu thuật
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa, có thể thúc đẩy các phản ứng viêm trong cơ thể tiến triển, làm chậm quá trình chữa lành hồi phục. Mặt khác, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa hàm lượng muối cao, làm tăng huyết áp, gây áp lực lên vết mổ, dẫn đến sưng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Đồ ăn nhanh có thể thúc đẩy phản ứng viêm trong cơ thể tiến triển, làm chậm quá trình hồi phục
Mổ xong kiêng ăn thực phẩm gây viêm
Sau phẫu thuật, cơ thể cần một khoảng thời gian để phục hồi, làm lành vết thương và điều chỉnh lại sự cân bằng sinh lý. Việc tiêu thụ thực phẩm gây viêm có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm, làm chậm lành vết thương mổ và gây ra các biến chứng không mong muốn. Ngược lại, người bệnh sau phẫu thuật kiêng ăn gì chứa nhiều các chất gây viêm (chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối, đường, cồn…) sẽ hỗ trợ cơ thể hồi phục tối ưu.
Việc tiêu thụ thực phẩm gây viêm có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm, làm chậm lành vết thương mổ
Nên tránh những thực phẩm có nguy cơ để lại sẹo
Tính đến thời điểm hiện tại, không có bất kỳ thực phẩm nào được chứng minh có khả năng gây ra sẹo sau phẫu thuật. Một số người thường lầm tưởng rằng việc tiêu thụ một số thực phẩm quá bổ dưỡng (thịt bò, gà, thủy hải sản, rau muống….) có thể gây sẹo lồi, nhưng thực tế không có bằng chứng khoa học rõ ràng về điều này. Do đó, người bệnh không cần nhất thiết phải kiêng khem bất kỳ thực phẩm nào chỉ vì sợ để lại sẹo, trừ trường hợp bạn nghi ngờ thực phẩm đó đã từng gây sẹo lồi cho một vết thương của mình trước đây.
Hình thành sẹo lồi / lõm là một biến chứng thường gặp ở da, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh sau phẫu thuật. Tuy nhiên, quá trình hình thành sẹo ở da là một quá trình phức tạp, phụ thuộc nhiều vào yếu tố “cơ địa”, tức gen di truyền và những đặc điểm sinh lý riêng biệt, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào dinh dưỡng.
Đối với người bệnh sau phẫu thuật, nguyên tắc chung là cần tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein để tăng cường tái tạo mô, giảm thiểu việc da bị chậm hồi phục và hình thành sẹo. Ví dụ, vitamin A, C, E và kẽm đều là những dưỡng chất quan trọng, kích thích cơ thể tăng sinh collagen – một mạng lưới mô liên kết cần thiết cho việc giúp vết mổ nhanh lành.
Người bệnh cần tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein để tăng cường tái tạo mô
Mới mổ xong không nên ăn thực phẩm sống, chưa được nấu chín
Sau phẫu thuật, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy yếu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Việc ăn thực phẩm tái, sống làm tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, virus và các ký sinh trùng như Salmonella, E. coli và Listeria, khiến người bệnh có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, sau phẫu thuật kiêng ăn gì chưa được nấu chín gần như trở thành một quy tắc “vàng”, bất di bất dịch mà tất cả người bệnh cần tuân thủ nếu muốn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Mới mổ xong không nên ăn thực phẩm sống, chưa được nấu chín
Những lưu ý khi ăn kiêng sau phẫu thuật
Trong quá trình xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hỗ trợ cơ thể phục hồi tối ưu, ngoài việc quan tâm sau phẫu thuật nên ăn gì, người bệnh còn cần lưu ý thêm những nguyên tắc dinh dưỡng sau:
- Không ăn uống quá kiêng khem: Cần duy trì lượng calo ít nhất từ 25 – 30 kcal/kg cơ thể/ngày để cung cấp năng lượng cho sự phục hồi. Tránh ăn quá ít, dẫn đến mệt mỏi, mất sức.
- Ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều: Bắt đầu với chế độ ăn lỏng như cháo, nước luộc rau, nước ép trái cây đến rau củ nghiền, súp và dần dần chuyển sang thực phẩm đặc hơn như bánh mì, mì ống, cơm…. Tăng dần số lượng thực phẩm lên mỗi ngày cho đến khi ăn đủ ít nhất 2000 calo / ngày;
- Chia nhiều cữ ăn mỗi ngày: Thay vì ăn 3 bữa lớn, người bệnh cần chia thành 4 – 6 bữa nhỏ để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng;
- Uống đủ nước: Uống đủ 1.5 – 2 lít nước / ngày là rất quan trọng, nhưng bạn cần lưu ý không uống quá nhiều nước trước bữa ăn 15 phút hoặc uống trong giờ ăn để tránh làm loãng dịch vị và gây căng tức dạ dày, khiến bạn khó tiêu hóa;
Ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều
NFOVIT – GIÚP BỒI BỔ SỨC KHỎE, HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG
Sau phẫu thuật, sức đề kháng của người bệnh sẽ bị suy giảm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của người bệnh. Vì thế, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh sau ốm dậy, sau phẫu thuật cũng cần được chú trọng.
Thành phần của INFOVIT:
L-Lysine HCl. |
100mg |
Tảo Xoắn |
100mg |
Calcium Carbonate Nano |
50mg |
Beta Glucan(80%) |
20mg |
Cao Nhung Hươu |
20mg |
Nấm Đông Trùng Hạ Thảo (Cordyceps Militaris) |
20mg |
Cao Ngựa Bạch |
20mg |
Cao Linh chi |
20mg |
Sắt Fumarat |
20mg |
Kẽm Gluconat. |
10mg |
Vitamin PP |
8mg |
Vitamin E |
5IU |
Vitamin B6 |
2mg |
Vitamin B1 |
1,5mg |
Vitamin B2 |
1,5mg |
Vitamin A |
200IU |
Vitamin D3 |
200IU |
INFOVIT bổ sung đạm, vitamin tổng hợp, bồi bổ sức khỏe cho người sau phẫu thuật
Công dụng của INFOVIT:
Bổ sung các vitamin, khoáng chất và acid amin cần thiết cho cơ thể, bồi bổ sức khỏe tăng cường sinh lực giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao tổng trạng cơ thể, tăng cường tái tạo phục hồi sức khỏe cơ thể, giảm mệt mỏi căng thẳng, giảm stress, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Chống lão hóa, làm đẹp da, giảm rụng tóc.
Đối tượng sử dụng của INFOVIT:
- Người có nguy cơ thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Người ăn chay, ăn kiêng, ăn không ngon miệng, người kém hấp thu dưỡng chất.
- Người trong thời gian dưỡng bệnh, người mới ốm dậy, sau phẫu thuật, cơ thể suy nhược mệt mỏi căng thẳng stress, người gầy yếu, trẻ em trong giai đoạn phát triển, người cao tuổi.
- Học sinh, sinh viên, người lao động trí óc tình trạng cơ thể suy nhược mệt mỏi, tinh thần kém tập trung hay quên trong học tập, công việc.
- Vận động viên, người lao động cơ bắp cần nhu cầu cung cấp lượng lớn dưỡng chất.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần bổ sung vitamin và dinh dưỡng cho thai nhi.
Cách dùng của INFOVIT:
Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 1-2 lần. Uống sau ăn.
Bạn có thể tham khảo và mua sản phẩm INFOVIT tại đây!
Lưu ý, trên đây chỉ là những lưu ý cơ bản khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh sau phẫu thuật. Trên thực tế, mỗi người đều có một tình trạng sức khỏe và cơ địa riêng biệt. Do đó, trong mọi tình huống, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn.