Sau phẫu thuật nên ăn gì tốt cho sức khỏe là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, phẫu thuật, dù lớn hay nhỏ, đều tạo ra một tổn thương nhất định đối với cơ thể, và chế độ ăn uống luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe. Vậy, người mới mổ xong nên ăn gì tốt cho sức khỏe, giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa biến chứng? Tất cả sẽ được INFOVIT giải đáp ngay trong bài viết sau.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật
Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phục hồi nhanh chóng và hiệu quả của người bệnh sau phẫu thuật. Cụ thể, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cho người sau phẫu thuật giúp:
- Vết mổ nhanh lành: Collagen là thành phần cấu tạo lên mô liên kết ở da, cơ, thành mạch. Trong khi đó, bổ sung thực phẩm giàu protein và vitamin C có thể hỗ trợ tăng sinh collagen mạnh mẽ, giúp vết thương sau phẫu thuật nhanh lành hơn.
- Tăng cường sức đề kháng: Vitamin A, C, D, kẽm và các dưỡng chất khác có trong thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, vi-rút, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng do nhiễm trùng vết mổ.
- Phục hồi sau mổ: Để nhanh chóng phục hồi sức lực, người bệnh cần hấp thụ đủ năng lượng, chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Điều này có thể được cung cấp từ một chế độ ăn uống đa dạng, cân đối, được xây dựng theo các nguyên tắc dinh dưỡng do bác sĩ chỉ định.
- Ngừa biến chứng: Tiêu thụ dinh dưỡng sai cách có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng sau mổ. Ví dụ, ăn quá nhiều đồ ngọt/chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm; ăn nhiều thức ăn mặn làm tăng nguy cơ phù nề. Do đó, kiểm soát dinh dưỡng góp phần hạn chế rủi ro xuất hiện các biến chứng kể trên.
- Tránh táo bón: Sau phẫu thuật, việc sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc cùng thói quen ít vận động có thể gây ra táo bón. Lúc này, việc lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc, đậu, hạt cũng như việc uống nhiều nước hỗ trợ ngăn chặn táo bón hiệu quả;
- Ngừa rối loạn tiêu hóa: Probiotics từ sữa chua hoặc các thực phẩm bổ sung có thể giúp cân bằng vi khuẩn tốt trong đường ruột; từ đó, giảm nguy cơ tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu và hỗ trợ cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Tóm lại, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp người bệnh tối ưu hoá quá trình phục hồi, giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phục hồi nhanh chóng và hiệu quả
Sau phẫu thuật nên ăn gì?
Các thực phẩm giàu chất xơ, đủ bột đường
Sau phẫu thuật nên ăn gì để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật, chế độ ăn của người bệnh cần có 50 – 60% năng lượng đến từ chất bột đường (carbohydrates), tức người bệnh cần tiêu thụ khoảng 250 – 300g chất đường bột và 25 – 30g chất xơ mỗi ngày. Cụ thể:
Nhóm chất |
Vai trò |
Nguồn thực phẩm |
Chất đường bột |
– Là nguồn năng lượng chính giúp cơ thể mau lại sức, nhanh làm vết thương mổ; – Hỗ trợ quá trình tái tạo mô và lành vết thương. – Giúp duy trì năng lượng cho các hoạt động cơ bản của cơ thể và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. |
Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, lúa mì… Rau lá xanh: Bắp cải, bông cải, rau muống, cải bó xôi, cải thìa… Rau củ: Khoai lang, ớt chuông, cà chua,… Hoa quả: Táo, lựu, chuối, nho, dưa, lê,… Hạt: Hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân… Đậu: Đậu đen, đậu lăng, đậu nành…
|
Chất xơ |
– Hỗ trợ ngăn ngừa táo bón; – Nuôi dưỡng hệ lợi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và nhiễm trùng đường ruột. |
Các thực phẩm giàu chất xơ, đủ bột đường
Các loại thực phẩm giàu protein
- Giúp phục hồi mô: Protein tạo collagen – mô liên kết của da, cơ giúp chữa lành vết thương;
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Protein cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất kháng thể, giúp cơ thể phòng thủ chống lại vi khuẩn và vi rút;
- Duy trì chức năng cơ bắp: Protein giúp cơ bắp phục hồi, duy trì chức năng và ngăn ngừa dị hóa (teo cơ) sau một thời gian dài nằm viện nghỉ dưỡng.
Các loại thực phẩm giàu protein
Chất béo
- Cung cấp năng lượng dồi dào: 1g chất béo cung cấp tới 9kcal, tức gấp 2 lần so với chất đường bột và chất đạm, hỗ trợ cơ thể mau hồi phục, nhanh lại sức;
- Hấp thụ vitamin: Chất béo giúp cơ thể hấp thụ vitamin tan trong dầu như A, D, E và K, giúp tăng cường sự phục hồi toàn diện cho cơ thể.
Cụ thể, hàm lượng bổ sung chất đạm và chất béo của người bệnh sau mổ được trình bày chi tiết trong bảng sau:
Chất dinh dưỡng |
Giai đoạn giữa |
Giai đoạn hồi phục |
Chất đạm |
– Duy trì 1.2 – 1.5g đạm/kg cơ thể/ngày; – Tối thiểu 50g đạm/ngày; – Ưu tiên nguồn đạm hoàn chỉnh (chứa đủ 9 loại axit amin thiết yếu) như: đạm sữa bò; đạm từ trứng, thịt động vật, thủy hải sản hoặc đạm đậu nành. |
|
Chất béo |
– Chiếm từ 10 – 15% tổng năng lượng (22 – 33g chất béo/ngày); – Ưu tiên chất béo không bão hòa; – Giới hạn chất béo bão hòa dưới 15g/ngày. |
– Chiếm từ 20 – 25% tổng năng lượng (44 – 55g chất béo/ngày); – Giới hạn chất béo bão hòa dưới 15g/ngày. – Ưu tiên chất béo không bão hòa; – Giới hạn chất béo bão hòa dưới 20g/ngày. |
Nguồn thực phẩm |
– Giàu đạm hoàn chỉnh: Sữa bò tách béo, lòng trắng trứng, phi lê cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thủy hải sản và các loại đầu; – Giàu chất béo không bão hòa: Mỡ cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu…), dầu / bơ thực vật (dầu ô-liu, dầu hạt cải, dầu đậu nành…), quả bơ chín, các loại hạt (hạt óc chó, hạt hạnh nhân…) |
1g chất béo cung cấp tới 9kcal, tức gấp 2 lần so với chất đường bột và chất đạm
Các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Sau phẫu thuật, người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để:
- Phục hồi và tái tạo mô: Một số vitamin như vitamin C và vitamin A giúp tăng cường sự tái tạo tế bào và mau lành vết thương sau mổ. Trong khi đó, kẽm – một khoáng chất quan trọng, cũng hỗ trợ kháng viêm và tăng cường quá trình phục hồi mô da.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Vitamin C, D, E, magie và kẽm đều giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vi rút, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Hỗ trợ chức năng cơ bắp và thần kinh: Canxi, magie, natri và kali giúp cân bằng điện giải, duy trì chức năng cơ và truyền dẫn thần kinh ổn định.
- Duy trì sức khỏe xương: Canxi, phốt pho và vitamin D là yếu tố cần thiết giúp bảo vệ và phục hồi xương, đặc biệt khi phẫu thuật liên quan đến hệ thống cơ xương khớp.
Để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, người bệnh nên tập trung vào việc ăn đa dạng các thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, rau lá xanh, rau củ quả sáng màu, ngũ cốc nguyên hạt cùng các loại đậu và hạt.
Các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Người mới mổ nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Sau mổ, người bệnh thường dễ bị sưng, viêm tại vị trí vết thương chưa lành. Phản ứng viêm, sưng có thể là kết quả khi cơ thể bị tấn công bởi các gốc tự do gây căng thẳng oxy hóa quá mức. Do đó, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất chống oxy hóa, chẳng hạn như chất béo không bão hòa, selen, vitamin A, C, E… sẽ góp phần cải thiện tần suất hoặc/và mức độ của tình trạng sưng viêm.
Người mới mổ nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Sau phẫu thuật nên ăn thực phẩm giàu Probiotic
Sau phẫu thuật, việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh có thể làm giảm số lượng lợi khuẩn đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến bạn gặp nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy… Do đó, bổ sung thực phẩm giàu probiotic giúp gia tăng trực tiếp số lượng lợi khuẩn đường ruột, tái lập cân bằng vi khuẩn và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động “trơn tru”. Một số thực phẩm giàu probiotic, tốt cho người bệnh sau phẫu thuật gồm: sữa chua, kimchi, rau củ muối chua và các sản phẩm bổ sung men vi sinh để nhanh hồi phục sức khỏe.
Sau phẫu thuật nên ăn thực phẩm giàu Probiotic
INFOVIT – GIÚP BỒI BỔ SỨC KHỎE, HỖ TRỢ TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG
Sau phẫu thuật, sức đề kháng của người bệnh sẽ bị suy giảm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của người bệnh. Vì thế, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh sau ốm dậy, sau phẫu thuật cũng cần được chú trọng.
Thành phần của INFOVIT:
L-Lysine HCl. |
100mg |
Tảo Xoắn |
100mg |
Calcium Carbonate Nano |
50mg |
Beta Glucan(80%) |
20mg |
Cao Nhung Hươu |
20mg |
Nấm Đông Trùng Hạ Thảo (Cordyceps Militaris) |
20mg |
Cao Ngựa Bạch |
20mg |
Cao Linh chi |
20mg |
Sắt Fumarat |
20mg |
Kẽm Gluconat. |
10mg |
Vitamin PP |
8mg |
Vitamin E |
5IU |
Vitamin B6 |
2mg |
Vitamin B1 |
1,5mg |
Vitamin B2 |
1,5mg |
Vitamin A |
200IU |
Vitamin D3 |
200IU |
INFOVIT – Bổ sung đạm, vitamin tổng hợp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Công dụng của INFOVIT:
Bổ sung các vitamin, khoáng chất và acid amin cần thiết cho cơ thể, bồi bổ sức khỏe tăng cường sinh lực giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao tổng trạng cơ thể, tăng cường tái tạo phục hồi sức khỏe cơ thể, giảm mệt mỏi căng thẳng, giảm stress, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Chống lão hóa, làm đẹp da, giảm rụng tóc.
Đối tượng sử dụng của INFOVIT:
- Người có nguy cơ thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Người ăn chay, ăn kiêng, ăn không ngon miệng, người kém hấp thu dưỡng chất.
- Người trong thời gian dưỡng bệnh, người mới ốm dậy, sau phẫu thuật, cơ thể suy nhược mệt mỏi căng thẳng stress, người gầy yếu, trẻ em trong giai đoạn phát triển, người cao tuổi.
- Học sinh, sinh viên, người lao động trí óc tình trạng cơ thể suy nhược mệt mỏi, tinh thần kém tập trung hay quên trong học tập, công việc.
- Vận động viên, người lao động cơ bắp cần nhu cầu cung cấp lượng lớn dưỡng chất.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần bổ sung vitamin và dinh dưỡng cho thai nhi.
Cách dùng: Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 1-2 lần. Uống sau ăn.