Suy giảm trí nhớ và mất ngủ là những vấn đề sức khỏe được xem như là căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay. Hai vấn đề này thường xảy ra cùng nhau và gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất công việc, học tập và sức khỏe của người bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Tâm Dược Khang tìm hiểu chi tiết hơn tình trạng suy giảm trí nhớ mất ngủ, cũng như khám phá những phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhé!
1. Mối liên quan giữa suy giảm trí nhớ và mất ngủ
Hiện nay, tình trạng suy giảm trí nhớ không chỉ xảy ra ở những người cao tuổi, mà nhiều người trẻ cũng gặp phải tình trạng này. Cả nam và nữ đều có thể mắc phải chứng suy giảm trí nhớ, mất ngủ. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ và mất ngủ nhiều hơn nam giới.
Suy giảm trí nhớ và mất ngủ thường được xem là hai vấn đề sức khỏe độc lập. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hai vấn đề này có mối liên quan mật thiết với nhau. Sự thiếu ngủ có thể gây suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung. Khi não bị thiếu ngủ, quá trình hình thành và lưu trữ thông tin mới sẽ bị ảnh hưởng, điều này dẫn đến khả năng ghi nhớ kém, khó tập trung.
Ngược lại, suy giảm trí nhớ cũng có thể gây ra mất ngủ. Cảm giác lo lắng và căng thẳng do suy giảm trí nhớ có thể làm cho việc ngủ trở nên khó khăn. Không chỉ vậy, những triệu chứng của suy giảm trí nhớ như quên mất những sự kiện quan trọng hoặc thông tin cơ bản, cũng có thể gây ra lo lắng và căng thẳng, làm gia tăng khả năng mất ngủ. Nếu người bị mất ngủ kéo dài sẽ dần kéo theo các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, ảnh hưởng thần kinh và trầm cảm.
2. Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ và mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân góp phần vào sự suy giảm trí nhớ và mất ngủ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Các vấn đề tâm lý: Căng thẳng, lo lắng, trầm cảm đều có thể gây suy giảm trí nhớ và mất ngủ.
- Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng trí nhớ cũng như giấc ngủ. Một số người có xu hướng dễ mất ngủ hơn do gen di truyền.
- Các vấn đề sức khỏe khác: Nhiều bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, đau mãn tính, trào ngược dạ dày – thực quản, thoái hóa đốt sống cổ, thiểu năng tuần hoàn não, xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson có thể liên quan đến tình trạng mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
- Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không cân đối, thiếu vận động, tiêu thụ quá nhiều chất kích thích như cà phê, thuốc lá và việc sử dụng các chất gây nghiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và cả thể chất.
Việc tìm hiểu kỹ về tình trạng cụ thể của mỗi người sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị và quản lý phù hợp nhất. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề này, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

3. Suy giảm trí nhớ, mất ngủ điều trị như thế nào?
Việc điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của từng người. Những phương pháp điều trị và quản lý tình trạng mất ngủ, suy giảm trí nhớ bao gồm:
- Thay đổi lối sống: Bạn nên ăn uống cân đối 4 nhóm dưỡng chất, bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để chống lão hóa não bộ gây nên suy giảm trí nhớ. Đừng quên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút/ngày.
- Thực hiện các kỹ thuật thư giãn: Các phương pháp thư giãn như yoga, ngồi thiền và thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
- Thay đổi thói quen ngủ nghỉ: Tạo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp, tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và duy trì thời gian ngủ ổn định để giúp cải thiện giấc ngủ. Đảm bảo ngủ đủ giấc (khoảng 7-8 tiếng/ngày) và đúng giờ (ít nhất trước 11h đêm).
- Thuốc điều trị: Đối với một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị chứng suy giảm trí nhớ và mất ngủ. Tuy nhiên, người bệnh sử dụng thuốc nên được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ, dược sĩ.
- Tư vấn tâm lý cho người bệnh: Tư vấn tâm lý có thể giúp người bệnh tìm ra được cách giải quyết các vấn đề tinh thần, từ đó cảm thấy thoải mái hơn và tìm lại được giấc ngủ một cách sinh lý.
- Điều trị các nguyên nhân cơ bản: Nếu suy giảm trí nhớ và mất ngủ là do các vấn đề sức khỏe cơ bản, các bệnh lý nền gây ra thì việc điều trị, kiểm soát các bệnh này có thể cải thiện tình hình.
Tuy nhiên, một điều quan trọng là mỗi trường hợp sẽ có cách thức chữa trị riêng biệt, do đó, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với tình trạng của bản thân.
Tập Yoga thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ rõ rệt
4. Tâm Dược Khang – Hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ và suy giảm trí nhớ
Để hỗ trợ điều trị thì bạn nên sử dụng các sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu não, tăng khả năng ghi nhớ, sự tập trung cũng như đảm bảo cho bạn có được một giấc ngủ tự nhiên để sáng dậy tỉnh táo, tập trung làm việc. Tất cả các tác dụng này đều có trong sản phẩm Tâm Dược Khang, với thành phần gồm cao bạch quả, melatonin, magie, vitamin B6 và citicoline giúp hoạt huyết dưỡng tâm, an thần, tăng cường sự dẫn truyền thần kinh và cải thiện khả năng ghi nhớ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ giải quyết các vấn đề như là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, rối loạn tiền đình.
Hướng dẫn sử dụng: Ngày uống 1 – 2 viên/lần x 1 lần/ngày hoặc 2 viên trước khi đi ngủ 30 phút.
Lưu ý khi sử dụng:
- Sản phẩm gây buồn ngủ, thận trọng khi sử dụng cho người lái tàu xe và vận hành máy móc.
- Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ dưới 12 tuổi, người mẫn cảm với các thành phần của sản phẩm.
Tâm Dược Khang được sản xuất trên dây chuyền đạt thực hành sản xuất tốt (GMP) TPBVSK, đảm bảo an toàn cũng như mang lại nhiều công dụng tốt cho người dùng.
Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang cứng và được bảo quản trong lọ thiết kế nhỏ gọn nên việc sử dụng và mang theo rất dễ dàng.
Suy giảm trí nhớ, mất ngủ là tình trạng có thể điều trị dứt điểm. Có nhiều phương pháp hỗ trợ để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của từng người. Do đó, việc xác định nguyên nhân cụ thể và nhận được tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ sẽ giúp đưa ra các biện pháp điều trị và quản lý phù hợp cho mỗi trường hợp cụ thể.
