Các loại thuốc gây táo bón. Cách nhận biết và xử lý táo bón do thuốc hiệu quả

thuoc-gay-tao-bon

Táo bón là tình trạng phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Nguyên nhân táo bón rất đa dạng. Từ suy giảm chức năng do tuổi tác, chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, đến tác dụng phụ của thuốc. Trong đó, thuốc là một nguyên nhân thường gặp gây ra táo bón. Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh mạn tính và cần dùng thuốc lâu dài. Việc dùng thuốc kéo theo các tác dụng phụ, trong đó có táo bón. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các loại thuốc gây táo bón, cách nhận biết và xử lý hiệu quả. 

Các loại thuốc gây táo bón – Táo bón là gì?

Táo bón được định nghĩa là tình trạng:

  • Số lần đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần
  • Đau bụng dưới kèm theo một số dấu hiệu như: phân khô cứng, cảm giác đau rát hoặc chảy máu khi đi ngoài, nứt kẽ hậu môn, cảm giác mót rặn đi ngoài không hết phân,…
kho-di-dai-tien
Táo bón khiến phân khô cứng, gây khó khăn và đau đớn khi đi ngoài

Các loại thuốc gây táo bón – Hậu quả của táo bón kéo dài?

  1.  Trĩ: Khi bạn phải rặn mạnh để đi tiêu, áp lực tăng lên gây giãn tĩnh mạch và dẫn đến trĩ. Trĩ gây đau đớn và chảy máu khi đi tiêu.
  2. Nứt kẽ hậu môn: Việc phải rặn mạnh gây ra các vết nứt nhỏ ở hậu môn, gây đau rát và chảy máu.
  3. Tắc ruột: Phân tích tụ quá lâu trong ruột nó sẽ trở nên quá khô cứng. Do đó có thể gây ra tắc ruột. Tình trạng này đòi hỏi phải can thiệp y tế ngay lập tức.
  4. Nguy cơ mắc bệnh đại tràng: Táo bón kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng về đại tràng. Có thể kể đến như viêm đại tràng hoặc thậm chí là ung thư đại tràng.
  5. Suy giảm chất lượng cuộc sống: Những người bị táo bón kéo dài thường cảm thấy khó chịu, căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra còn dễ mắc các bệnh về tâm lý như lo âu và trầm cảm.
kho-di-dai-tien
Táo bón kéo dài gây nhiều hậu quả như trĩ, viêm đại tràng,…

Các loại thuốc gây táo bón 

Một số loại thuốc có thể gây táo bón, đặc biệt khi dùng liều cao hoặc trong thời gian dài.

kho-di-dai-tien
Nhiều loại thuốc khi dùng kéo dài có thể gây táo bón

Dưới đây là các nhóm thuốc thường gây táo bón:

1. Thuốc hạ huyết áp

Một số thuốc hạ huyết áp, đặc biệt là thuốc chẹn kênh canxi như nifedipine, verapamil, có thể gây táo bón. Chúng làm giảm trương lực cơ trơn ở thành ruột, làm chậm nhu động ruột. Thuốc lợi tiểu như furosemide và hydrochlorothiazide có thể gây mất nước, tăng hấp thu nước ở ruột kết, dẫn đến táo bón.

2. Thuốc kháng axit dạ dày

Thuốc kháng axit thường chứa hợp chất nhôm và canxi, làm phân trở nên khô và khó đi đại tiện hơn. Khi dùng lâu dài, các hợp chất này có thể tạo ra muối nhôm và muối canxi trong ruột, gây táo bón.

3. Thuốc giảm đau nhóm opioid

Opioid là thuốc giảm đau mạnh thường dùng cho bệnh nhân ung thư. Các thuốc opioid như morphine, tramadol, và fentanyl có thể gây táo bón nghiêm trọng do làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch và co cơ vòng.

4. Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin thế hệ đầu tiên thường dùng điều trị dị ứng và cảm lạnh. Những thuốc này tác động lên thụ thể histamin và thụ thể phó giao cảm, làm chậm nhu động ruột, gây táo bón.

5. Thuốc chống trầm cảm

Các loại thuốc chống trầm cảm có thể kể đến như amitriptyline và paroxetine. Chúng có thể làm giảm nhu động ruột và tiết dịch ruột, gây táo bón. Khi phân tồn tại lâu trong ruột, tình trạng táo bón trở nên trầm trọng.

6. Thuốc nhuận tràng kích thích

Dùng thuốc nhuận tràng kích thích lâu dài có thể khiến đại tràng suy yếu, dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Khi ngừng thuốc thì sẽ dễ gây ra táo bón. Việc sử dụng thuốc nhuận tràng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh làm nặng thêm táo bón.

7. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID có tác dụng phụ gây táo bón do ức chế enzyme COX, làm giảm tiết dịch nhầy và co thắt cơ trơn đường tiêu hóa.

Các loại thuốc gây táo bón – Làm gì để khắc phục táo bón do thuốc?

Để xác định táo bón do thuốc, bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố sau:

  • Tiền sử dùng thuốc: Đặc biệt là các loại thuốc có thể gây táo bón (như đã đề cập).
  • Biểu hiện lâm sàng: Tần suất đại tiện giảm hoặc thói quen bị trì hoãn đáng kể sau khi dùng thuốc.
  • Phản ứng khi ngừng thuốc: Nếu táo bón giảm sau khi ngừng thuốc, nhưng tái phát khi dùng lại, có thể do tác dụng phụ của thuốc.
thuoc-gay-tao-bon
Hỏi bác sĩ để xác định nguyên nhân táo bón có phải do thuốc hay không

Cách khắc phục táo bón do thuốc:

  1. Đảm bảo uống đủ nước: Nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  2. Bổ sung chất xơ: Chất xơ từ rau xanh, trái cây, yến mạch giúp tăng cường nhu động ruột.
  3. Vận động và tập thể dục: Tập thể dục, đặc biệt là các bài tập cơ bụng, giúp kích thích nhu động ruột.
  4. Điều chỉnh kế hoạch dùng thuốc: Nếu táo bón nghiêm trọng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh thuốc hoặc phương pháp điều trị khác.
an-chuoi-tri-tao-bon
Tăng cường ăn nhiều rau xanh để cải thiện tình trạng táo bón

Các loại thuốc gây táo bón – Giải pháp bổ sung hiệu quả nhờ Insotac Gold

Insotac Gold là một sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả và an toàn. Sản phẩm chứa các thành phần hỗ trợ tiêu hóa tự nhiên, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường nhu động ruột.

insotac-gold
Insotac Gold là sản phẩm giúp nhuận tràng, giảm táo bón hiệu quả

1. Thành phần của Insotac Gold

Fibregum: Là chất xơ hòa tan, không tiêu hóa, giúp tăng khối lượng phân và làm mềm phân, hỗ trợ giảm táo bón.

Mủ trôm: Mủ trôm có tính mát, chứa chất xơ và khoáng chất, giúp tăng lượng phân, làm mềm phân và giảm triệu chứng táo bón.

FOS (Fructo-oligosaccharides): FOS là prebiotic nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Bacillus coagulans và Bacillus clausii: Các lợi khuẩn này hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời chúng còn tạo lớp màng nhầy trên niêm mạc ruột, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn.

Sorbitol và Galactofructose: Thẩm thấu hút nước vào lòng ruột, giúp làm mềm phân và giảm táo bón.

Vitamin nhóm B: Các vitamin nhóm B giúp cơ thể chuyển hóa dinh dưỡng, tăng cường hoạt động tiêu hóa. Bên cạnh đó, các vitamin nhóm B này còn giúp tăng cường vị giác, làm tăng cảm giác ăn ngon miệng.

2. Công dụng của Insotac Gold

Insotac Gold hiệu quả đối với cả người lớn và trẻ nhỏ, đem lại các công dụng như:

  • Giúp nhuận tràng, giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi chướng bụng, táo bón, đi ngoài khó khăn.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm ruột, ung thư đại – trực tràng, trĩ, nứt kẽ hậu môn do táo bón kéo dài.
  • Tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
  • Giúp ăn ngon miệng hơntăng cường sức đề kháng.
  • Sản phẩm còn hỗ trợ giảm căng thẳng stress do táo bón gây ra.

3. Hướng dẫn sử dụng Insotac Gold

Để đạt hiệu quả tốt nhất, Insotac Gold nên được dùng đúng cách như sau:

  • Liều dùng: Uống 2 gói một lần, ngày 1-2 lần.
  • Cách pha: Pha mỗi gói với 30-60 ml nước, khuấy đều trong 2-4 phút cho trương nở. Không pha với nước trên 40 độ C.
  • Uống ngay sau khi pha: Uống ngay sau khi pha để tận dụng tối đa hiệu quả của sản phẩm.
  • Lưu ý: Nên uống nhiều nước, kết hợp vận động nhẹ và sử dụng đều đặn để phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa.

Các loại thuốc gây táo bón – Kết luận

Qua bài viết này, chúng ta đã biết được những loại thuốc có thể gây ra tình trạng táo bón nếu dùng kéo dài. Táo bón hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống. Bên cạnh đó, chúng ta nên kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ như Insotac Gold để hệ tiêu hóa khỏe mạnh toàn diện. 

Tham khảo sản phẩm Insotac Gold và mua hàng tại đây

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 092.919.7777 để được hỗ trợ.

SỨC KHỎE CỦA BẠN LÀ ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU CỦA CHÚNG TÔI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *