Tiết lộ 3 cách xử trí tình trạng chậm tăng cân, kém hấp thu ở trẻ

Nhiều bố mẹ cho biết dù đã tẩm bổ rất nhiều chất dinh dưỡng trong chế độ ăn của con nhưng càng tẩm bổ thì tác dụng lại càng ngược lại, con vẫn không tăng cân và tăng chiều cao trong một thời gian dài, thậm chí còn bị giảm cân và suy dinh dưỡng. Trong bài viết này, hãy cùng BIOIMUCANS GOLD tìm hiểu về những phương pháp giúp xử trí tình trạng kém hấp thu, chậm tăng cân ở trẻ nhé!

Kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ là như thế nào?

Bình thường, các men tiêu hoá và hệ vi sinh đường ruột giúp biến đổi các chất dinh dưỡng từ thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn nhằm qua được thành ruột vào máu và đến các tế bào, các cơ quan để hỗ trợ thực hiện chức năng duy trì sự sống, xây dựng và phát triển cơ thể.

Vì một lý do nào đó, cơ thể không còn khả năng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng này từ hệ tiêu hóa vào máu thì gọi là tình trạng kém hấp thu.

Cơ thể không còn khả năng hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng gọi là tình trạng kém hấp thu

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng kém hấp thu ở trẻ nhỏ.

  • Nếu thành ruột bị tổn thương do vi-rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bề mặt của nó có thể thay đổi khiến các chất đã tiêu hóa không thể đi qua. Khi điều này xảy ra, các chất dinh dưỡng sẽ bị loại bỏ qua phân.
  • Do chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng hoặc chưa phù hợp, thiếu các vi chất như kẽm, canxi,..
  • Việc ăn dặm quá sớm, không cho trẻ làm quen từ từ khi tập cho trẻ ăn dặm một loại thức ăn mới, nhất là những loại thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc tính dị nguyên cao như lòng trắng trứng, các loại hải sản tôm cua cá.
  • Ngoài ra, một chế độ ăn không cân bằng về 4 nhóm thực phẩm, ví dụ như quá nhiều dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu.
  • Trẻ bị mắc bệnh Celiac. Đây là một bệnh lý di truyền khiến trẻ không dung nạp được gluten (một loại protein trong lúa mì, lúa mạch), dẫn đến viêm niêm mạc và teo nhung mao, gây kém hấp thu. Các triệu chứng thường bao gồm tiêu chảy và khó chịu ở vùng bụng.
  • Trẻ bị rối loạn dung nạp lactose. Đây là một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, việc không dung nạp được lactose có thể dẫn đến tiêu chảy mãn tính.
  • Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, hay gặp ở trẻ sau thời gian điều trị dài ngày bằng kháng sinh.
  • Cuối cùng, có thể là do trẻ bị mắc các bệnh lý ở tuỵ, gan, túi mật…gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất dịch tiêu hóa và khả năng hấp thu của trẻ.

Loạn khuẩn đường ruột gây kém hấp thu ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu đặc trưng cảnh báo tình trạng kém hấp thu trên trẻ:

  • Trẻ đau bụng, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa kéo dài, khó tiêu.
  • Quan sát thấy sự thay đổi tính chất phân như phân nhạt màu, phân lẫn mỡ, phân sống, lượng phân nhiều, lỏng nát và không thành khuôn, hoặc khi thành khuôn nhưng mùi thối khẳn.
  • Yếu cơ, co rút cơ bắp, da khô, tóc khô dễ gãy rụng.
  • Trẻ dễ bị gãy xương, chậm tăng chiều cao.
  • Trẻ mệt mỏi, xanh xao, chậm tăng cân thậm chí giảm cân.

Trẻ đau bụng, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa kéo dài, khó tiêu

Biến chứng

Về những biến chứng của bệnh, tình trạng kém hấp thu mãn tính, kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến:

  • Suy dinh dưỡng nặng hơn và ngược lại.
  • Trẻ bị suy giảm khả năng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng

Biện pháp phòng ngừa trẻ kém hấp thu dinh dưỡng.

Để khắc phục tình trạng bé kém hấp thu chất dinh dưỡng, cha mẹ cần đưa trẻ tới khám bác sĩ để tìm hiểu, xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng hấp thu kém từ đó có các biện pháp xử trí phù hợp, hiệu quả.

Đồng thời, cha mẹ cần lưu ý, xem xét áp dụng cho trẻ các cách sau đây càng sớm càng tốt nhằm giảm sự ảnh hưởng xấu của chứng kém hấp thu lên sức khỏe của trẻ:

Hãy xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, khoa học cho trẻ

Bố mẹ cần chế biến thức ăn hợp vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. Cho trẻ ăn với lượng vừa đủ, không ép bé ăn quá nhiều khiến trẻ sợ ăn, biếng ăn.

Hơn nữa, thành phần bữa ăn trong ngày cần đủ 4 nhóm thực phẩm:

  • Nhóm bột gồm đường, tinh bột đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng.
  • Nhóm đạm gồm sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu nành, trứng, thịt, cá.
  • Nhóm chất béo gồm dầu cá, dầu mè, dầu đậu nành, dầu gấc, dầu oliu rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Chất béo lành mạnh như axit béo Omega-3,6,9 có trong dầu cá, dầu gấc sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, chống lại nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra nó giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu vitamin A, D, E, K rất cần cho sự phát triển của xương, mắt.
  • Nhóm thứ tư là nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất từ nguồn rau xanh, trái cây tươi sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng táo bón, tăng cường hệ miễn dịch.

Xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất

Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý cho trẻ uống đủ nước để ngăn ngừa táo bón và sự lắng cặn ở thận.

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, cha mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm. Mỗi khi cho trẻ bắt đầu một loại thức ăn mới thì nên cho làm quen từ từ, bắt đầu bằng một lượng ít rồi tăng dần. Nếu khi cho trẻ ăn một loại thức ăn mới mà có biểu hiện kém hấp thu thì có thể tạm ngừng và thử lại sau vài tuần.

Trẻ 8 tháng – 12 tháng tuổi nên tập cho trẻ ăn những thức ăn đặc hơn như cháo, bún, phở…để giúp trẻ phát triển khả năng nhai, vì đây là giai đoạn trẻ đang mọc răng.

Trẻ nên được bổ sung men tiêu hóa, men vi sinh, ăn sữa chua,..cũng như bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng chứa vitamin và khoáng chất nhằm tăng hấp thu, tăng sự ngon miệng và tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Bố mẹ có thể tham khảo ngay sản phẩm BIOIMUCANS GOLD với các ưu điểm nổi bật như sau:

  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột > 2 tỷ lợi khuẩn/gói. Có khả năng sinh ra nhiều enzyme, trong đó nhiều nhất là các enzyme tiêu hóa như amylase và protease… Hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất.
  • Men vi sinh dạng bào tử cho khả năng sống sót ở acid dịch vị vượt trội hơn dạng lợi khuẩn trưởng thành, từ đó tăng hiệu quả cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Bổ sung chất xơ hòa tan (Fibregum B, Beta-glucan 80%) giúp tăng khả năng cải thiện chứng táo bón và là thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột.
  • Bổ sung vi chất và các acid amin thiết yếu cho cơ thể, kích thích ăn ngon, tăng cường hấp thu dưỡng chất và giúp trẻ tăng cường phát triển trí tuệ.
  • Bổ sung canxi dạng hữu cơ với các ưu điểm nổi bật hơn dạng vô cơ về khả năng hấp thu, khả năng gắn vào xương cũng như không gây táo bón, lắng cặn ở thận.

Cha mẹ có thể tham khảo và mua sản phẩm BIOIMUCANS GOLD tại đây!

Hãy sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ

Việc sử dụng thuốc còn tùy vào nguyên nhân gây bệnh là gì, triệu chứng và mức độ rối loạn tiêu hóa, tình trạng kém hấp thu của bé.

Một số loại thuốc có thể kể đến như: thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng và thuốc kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Bố mẹ không nên tự ý cho con dùng thuốc. Việc lựa chọn thuốc, liều dùng, cách dùng cần sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Phụ huynh cũng cần để ý tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Phụ huynh cần tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ từ 1 tuổi trở lên

Hãy khuyến khích trẻ hoạt động thể chất thường xuyên

Cho trẻ chơi, tham gia các hoạt động thể chất giúp tăng sự co bóp của ruột, trẻ ăn ngon miệng hơn và tăng quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn.

Nếu bé còn nhỏ, bạn hãy massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới rốn theo chiều kim đồng hồ khoảng 1 – 2 lần/ngày cho bé. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, góp phần hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa giúp trẻ khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.

Hãy khuyến khích trẻ hoạt động thể chất thường xuyên

Trên đây là những chia sẻ về chứng kém hấp thu ở trẻ cũng như một số biện pháp giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, hãy áp dụng ngay bây giờ cho bé nhà bạn để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu của chứng kém hấp thu dưỡng chất lên sức khỏe của trẻ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *