Tiết lộ 7 mẹo nhanh hạn chế nôn trớ ở trẻ

Nôn trớ ở trẻ là một vấn đề phổ biến mà nhiều bậc phụ huynh phải đối mặt. Trong bài viết này, hãy cùng BIOIMUCANS GOLD tìm hiểu về nguyên nhân có thể gây nôn trớ ở trẻ, các triệu chứng điển hình và cách xử trí thông minh từ góc độ chuyên gia y tế nhé!

Tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ

Nôn ói là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ khi hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu và các van ở dạ dày hoạt động chưa hoàn chỉnh như người lớn.

Nôn trớ sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và thường sẽ hết lúc trẻ được 12 tháng tuổi. Điều này giải thích vì sao trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ hơn trẻ 2 hay 3 tuổi. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý khi nôn trớ đi kèm với tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, đó có thể là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang không được ổn.

Xử trí như thế nào khi trẻ bị nôn ói không phải là điều ba mẹ nào cũng biết. Vấn đề là khi nào có thể cho trẻ ở nhà theo dõi, xử trí ra sao cho phù hợp và khi nào phải đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Nôn trớ sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và thường sẽ hết lúc trẻ được 1 tuổi

Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng nôn trớ ở trẻ

Cần phải lưu ý rằng, các nguyên nhân thường gặp khác nhau tùy vào độ tuổi của trẻ:

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ <12 tháng tuổi:

  • Có thể do trào ngược dạ dày thực quản sinh lý hoặc bệnh lý. Điều này khó phân biệt nên cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
  • Thứ hai là do các bệnh lý ngoại khoa như: hẹp môn vị dạ dày, lồng ruột, tắc ruột,…Nếu trẻ nôn ói nhiều hay dịch ói có màu bất thường cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
  • Nếu nôn ói có kèm với sốt, có thể trẻ bị nhiễm siêu vi, nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng nơi khác trong cơ thể.
  • Cũng có thể đơn giản là do tư thế cho bé bú chưa đúng hoặc ăn dặm chưa đúng cách.
  • Bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng.
  • Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay, quấn tã hoặc băng rốn quá chặt.
  • Hoặc trẻ ăn phải những thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng.

Bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no khiến con bị nôn trớ

Ở trẻ >12 tháng tuổi:

  • Thường gặp nhất là nhiễm siêu vi, viêm dạ dày ruột, hay ngộ độc thực phẩm. Nôn ói thường bắt đầu đột ngột và hết trong vòng 24 – 48 giờ. Ngoài ra, trẻ còn có một số triệu chứng khác như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, sốt. 
  • Một số nguyên nhân khác cũng có thể gặp như: trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm màng não, nhiễm trùng đường ruột, tắc ruột, lồng ruột, viêm ruột thừa,…

Thường gặp nhất là nhiễm siêu vi, viêm dạ dày ruột, hay ngộ độc thực phẩm

Những cách xử trí mà bố mẹ có thể áp dụng để trẻ hết nôn trớ

Hãy xử lý chất nôn kịp thời

Khi trẻ nôn trớ, mẹ phải lập tức nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc, rồi nhanh chóng lau sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay sau đó thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ ra ngoài.

Tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên khi trẻ đang nôn vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi, rất nguy hiểm cho trẻ.

Hãy xử lý chất nôn kịp thời

Ba mẹ không nên quát mắng, quở trách trẻ

Không quát mắng hay tỏ thái độ bực tức làm trẻ mất bình tĩnh, quấy khóc khiến bé bị nôn trớ nhiều hơn. Mẹ nên từ từ nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ để quên đi cơn khó chịu này, đồng thời vuốt ngực và lưng cho trẻ từ trên xuống.

Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không cho bé dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Ba mẹ không nên quát mắng, quở trách trẻ

Hãy cho bé bú đúng cách

Bú đúng cách làm giảm lượng hơi bé nuốt phải, giảm tình trạng chướng bụng, buồn nôn. Thêm vào đó, khi được cho bú đúng cách, trẻ bắt vú hiệu quả hơn, sữa xuống được dạ dày và tiêu hóa dễ dàng hơn.

Đối với bé bú mẹ, bế hoặc để trẻ nằm ở tư thế nghiêng sang trái, đầu cao hơn thân. Nếu muốn cho con bú đều cả hai bầu sữa, mẹ nên cho con bú phía bên ngực trái trước, sau đó chuyển sang phải. Trong quá trình bú, mặt con luôn ở đối diện núm vú. Trẻ bắt vú đúng là khi miệng bé ngậm vào núm vú và cằm chạm vào bầu sữa mẹ.

Đối với trẻ bú bình, cần loại hết không khí ở đầu núm vú. Mẹ cầm nghiêng lọ sữa góc 45 độ để đảm bảo sữa lấp đầy khoảng trống ở phần núm ngậm. Điều này hạn chế lượng khí đi vào dạ dày trong quá trình bú. Đầu của bé cũng nên được đặt cao hơn thân trong khi bú bình.

Bú đúng cách làm giảm lượng hơi bé nuốt phải, giảm chướng bụng, buồn nôn

Thứ tư, hãy theo dõi tình trạng mất nước ở trẻ

Dấu hiệu mất nước nhẹ bao gồm: cảm giác khát nước, môi hơi khô. Trẻ bị mất nước nhẹ thường không cần đi khám ngay nhưng ba mẹ cần theo dõi diễn tiến để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của tình trạng mất nước nặng hơn.

Các dấu hiệu mất nước vừa và nặng ở trẻ có thể kể đến như:

  • Môi khô nhiều, mắt trũng
  • Khóc không thấy nước mắt
  • Tiểu ít, nước tiểu vàng đậm
  • Tay chân lạnh, lơ mơ, mạch nhanh.

Khi trẻ có một trong các dấu hiệu này, phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Dung dịch bù nước tốt nhất là Oresol, giúp bù lại nước và các chất điện giải bị mất do nôn và tiêu chảy. Oresol không dùng điều trị nôn ói, nhưng giúp ngăn ngừa và điều trị mất nước, là tình trạng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Đối với trẻ bị mất nước nhẹ, ba mẹ có thể cho trẻ uống Oresol tại nhà. Cần kiên nhẫn cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, đút chậm mỗi 1 – 2 phút, bằng muỗng nhỏ để hạn chế bị ói. Lượng oresol trẻ cần uống trong vòng 4 giờ là 50ml cho mỗi ký cân nặng. Ví dụ: trẻ 10 ký, lượng oresol cần bù = 50 x 10= 500ml. 

Đối với trẻ không bị mất nước hay khi đã hết dấu hiệu mất nước, có thể tiếp tục cho uống Oresol hoặc nước đun sôi để nguội giữa các đợt nôn ói để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Dung dịch bù nước tốt nhất là Oresol

Hãy nới lỏng quần áo cho trẻ

Mặc quần áo chật hay bị quấn tã, bỉm quá chật cũng là nguyên nhân khiến bé nôn trớ vì thành bụng và dạ dày bị chèn ép, dễ dồn nén. Vì vậy, mẹ nên cho bé mặc càng thoáng càng tốt và nên nới lỏng hơn khu vực quanh bụng khi cho bé ăn hay bú.

Hãy nới lỏng quần áo cho trẻ

Mẹ cần giữ tư thế đúng sau khi cho bé bú hoặc ăn

Khi bú hay ăn xong, bé cần được bế cao đầu trong 15 – 20 phút và vỗ lưng nhẹ nhàng cho ợ hơi, rồi mới nằm nghiêng bên trái trên gối kê hơi cao. Mẹ nhớ vỗ lưng bé cho tới khi có tiếng ợ lớn nhé. Đây là cách đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài để tránh gây nôn trớ.

Mẹ cần giữ tư thế đúng sau khi cho bé bú hoặc ăn

Cha mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho bé

Nếu trẻ không có dấu hiệu mất nước, mẹ có thể tiếp tục cho trẻ ăn. Nếu có dấu mất nước, sau khi bù nước trong vòng 2-3 giờ, trẻ bớt ói, có thể bắt đầu cho con ăn lại. Nguyên tắc là cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hoá và chia thành nhiều bữa nhỏ.

Đối với trẻ còn bú mẹ: Tiếp tục cho bú sữa mẹ vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với các dung dịch bù nước. Cho con bú từng chút một, nhiều lần vì trẻ rất dễ bị nôn ói khi có thức ăn vào miệng. Nên cho bé bú 5-10 phút, ngưng 30 phút rồi bú tiếp. Theo dõi khoảng 2-3 giờ, nếu nôn ói giảm, trẻ ổn định, có thể cho bú như bình thường. Nếu không cải thiện, nên cho trẻ đi khám.

Đối với trẻ lớn hơn: Không cố gắng ép trẻ ăn, nhất là trong 24 giờ đầu. Nên khuyến khích trẻ uống nước bù dịch. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Hạn chế các thức ăn nhiều chất béo vì gây khó tiêu. Hơn nữa, bố mẹ có thể cân nhắc bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa, các sản phẩm sữa chua để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp phòng ngừa hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa ợ hơi, đầy bụng, nôn mửa ở trẻ.

Bố mẹ có thể tham khảo ngay sản phẩm BIOIMUCANS GOLD:

  • Bổ sung tới 2 tỷ lợi khuẩn dạng bào tử trong mỗi gói, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa như ợ hơi, nôn trớ, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đi phân sống, táo bón, tiêu hóa kém.
  • Bổ sung các vitamin, khoáng chất và acid amin cần thiết giúp kích thích ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất, giúp bồi bổ nâng cao sức khỏe.

Cha mẹ có thể tham khảo và mua sản phẩm BIOIMUCANS GOLD tại đây!

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng nôn trớ ở trẻ cũng như 7 biện pháp giúp ngăn ngừa, điều trị triệu chứng này. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, hãy áp dụng cho con bạn ngay từ hôm nay để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu của tình trạng nôn trớ lên sức khỏe của trẻ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *