Trẻ ăn dặm bị táo bón thì phải làm sao?

Khi trẻ mới ăn dặm bị táo bón, bố mẹ đừng quá lo lắng. Trong bài viết này, hãy cùng INSOTAC GOLD tìm hiểu đâu là nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón và cách xử trí nhanh chóng, an toàn và hiệu quả tại nhà nhé!

Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón

Táo bón có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt là khi bắt đầu thay đổi chế độ ăn từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang ăn dặm. Nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón thì vô cùng đa dạng.

Một số nguyên nhân gây táo bón phổ biến ở trẻ trong giai đoạn ăn dặm có thể kể đến như:

Hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới

Trước 6 tháng tuổi, bé chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ không cần phải hoạt động quá sức, chưa cần phải tiết nhiều men và tạo nhu động ruột nhiều để tiêu hóa thức ăn.

Bước sang giai đoạn ăn dặm, con sẽ bắt đầu làm quen với những thực phẩm có cấu trúc phức tạp hơn, rắn hơn bên cạnh các loại sữa lỏng. Hệ tiêu hóa của trẻ sẽ phải hoạt động nhiều hơn và cần nhiều thời gian hơn để thích nghi với chế độ ăn mới. Điều này là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều trẻ mới hồi đầu ăn dặm bị táo bón.

Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới

Chế độ ăn dặm thiếu chất xơ

Chất xơ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa. Chúng là thức ăn nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Ngoài ra, chất xơ hòa tan còn giúp tăng khối lượng phân, làm mềm phân, khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón. Do đó, nếu bố mẹ áp dụng một chế độ ăn dặm không khoa học, thiếu chất xơ thì bé rất dễ bị táo bón.

Nên bổ sung đầy đủ các loại rau xanh, hoa quả tươi vào chế độ ăn dặm

Trẻ không được bổ sung đủ lượng nước

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ không cần bổ sung nước vì đã được cung cấp đầy đủ thông qua sữa mẹ và sữa công thức. Tuy nhiên, đến giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, nhu cầu về lượng nước tiếp tục tăng.

  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi, lượng chất lỏng đưa qua miệng của trẻ ít nhất là 600ml/ngày.
  • Trẻ từ 1-3 tuổi là 900ml/ngày.
  • Trẻ từ 4-8 tuổi là 1,2l/ngày.
  • Trẻ từ 8-15 tuổi là 1,8l/ngày.

Nếu trong giai đoạn ăn dặm trẻ bị thiếu nước, cơ thể sẽ tăng cường tái hấp thu nước từ ruột vào máu, điều đó khiến phân trở nên khô hơn và dễ gây ra táo bón ở trẻ.

Trẻ không được bổ sung đủ lượng nước

Cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm cho trẻ ăn dặm tốt nhất là 6 tháng tuổi. Hiện nay, không ít các bậc phụ huynh cho trẻ ăn dặm sớm hơn so với thời điểm này. Thời điểm ăn dặm không phù hợp sẽ gây ra sự “quá tải” với hệ tiêu hóa của bé. Hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi, chưa sản xuất đủ men tiêu hóa, điều này gây ra các rối loạn và dễ dẫn đến tình trạng táo bón.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm cho trẻ ăn dặm tốt nhất là 6 tháng tuổi

Do không được bú mẹ đầy đủ

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng quý giá và quan trọng nhất đối với trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, có nhiều mẹ mắc sai lầm khi nghĩ rằng ăn dặm sẽ giúp con có đủ dinh dưỡng hơn.

Sữa mẹ rất dễ hấp thu, tương thích với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ hơn các loại sữa công thức và nó cung cấp các chất nhuận tràng tự nhiên như lactose, chuỗi axit béo không bão hòa giúp kích thích ruột kết co bóp, làm phân mềm hơn. Vì thế để ngăn ngừa trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ vẫn nên cho bé bú đầy đủ.

Để ngăn ngừa trẻ ăn dặm bị táo bón, mẹ vẫn nên cho bé bú đầy đủ

Pha sai tỷ lệ sữa công thức

Cha mẹ thì ai cũng mong muốn con lớn nhanh, tăng cân tốt. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý cần pha đúng tỷ lệ mà nhà sản xuất đưa ra. Việc pha đậm đặc hơn sẽ không cung cấp đủ lượng nước cho trẻ cũng như lượng đạm, các khoáng chất quá nhiều khiến bé không thể tiêu hóa và hấp thu hết được, gây ra tình trạng nóng trong, táo bón.

Pha sai tỷ lệ sữa công thức

Trẻ bị táo bón do ít vận động

Việc vận động thường xuyên có tác dụng kích thích nhu động ruột, phân sẽ nhanh được đào thải ra ngoài hơn. Do đó ít vận động cũng được xem như là một nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón nói riêng và hầu hết trẻ nhỏ nói chung.

Việc vận động thường xuyên có tác dụng kích thích nhu động ruột

Trẻ bị táo bón do mắc các bệnh lý tại đường ruột

Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ độ tuổi ăn dặm có thể đến từ những bệnh lý đường ruột như rối loạn hấp thu, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, táo bón thực thể… Việc thăm khám sớm sẽ giúp bố mẹ có thể điều trị cho bé kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể gây táo bón

Trẻ ăn dặm bị táo bón phải xử trí như thế nào?

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Trẻ nên được ăn những thực phẩm ở dạng lỏng hoặc mềm, dễ tiêu hóa và hạn chế các thực phẩm rắn, khó tiêu. Đảm bảo cho trẻ uống đủ lượng nước phù hợp với lứa tuổi như đã nêu phía trên.

Bố mẹ hãy chú ý thay đổi thực đơn và bổ sung chất xơ cho con bằng các loại rau củ nghiền nát. Khi trẻ đã thích ứng được với sự đa dạng của thức ăn thì bố mẹ hãy thêm những thực phẩm như lòng đỏ trứng, thịt, tôm…vào sau đó. Tuy nhiên, ta vẫn nên hạn chế các thực phẩm quá giàu chất đạm, chất béo và ít chất xơ.

Bố mẹ hãy chú ý bổ sung chất xơ cho con bằng các loại rau củ nghiền nát

Bổ sung men vi sinh (Probiotics)

Các lợi khuẩn đường ruột sẽ sản sinh các enzyme tiêu hóa, tạo lớp màng nhầy trên bề mặt đường ruột, từ đó giúp bé tiêu hóa nhanh, phân được đưa ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, men vi sinh sẽ tiêu diệt những vi khuẩn có hại, giúp duy trình cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.

Do đó, nếu trẻ ăn dặm bị táo bón, bố mẹ nên cho bé ăn sữa chua hoặc sử dụng các loại men vi sinh uy tín có bán ngoài thị trường để bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé.

Bố mẹ có thể tham khảo ngay sản phẩm INSOTAC GOLD giúp:

  • Bổ sung men vi sinh dạng bào tử cho khả năng sống sót ở acid dịch vị vượt trội hơn dạng lợi khuẩn trưởng thành, từ đó tăng hiệu quả cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa táo bón.
  • Bổ sung chất xơ hòa tan (FOS, Fibregum, Mủ trôm) và các chất nhuận tràng thẩm thấu (Sorbitol, Galactofructose) giúp tăng khả năng cải thiện chứng táo bón, rất tiện lợi nếu chế độ ăn hàng ngày không đảm bảo đủ chất xơ.
  • Bổ sung các vitamin nhóm B giúp điều hòa các enzym tiêu hóa, cải thiện cảm giác ngon miệng và làm giảm tình trạng táo bón.
  • Dạng gói tiện dụng, hương vị thơm ngon phù hợp với mọi lứa tuổi và giá cả phải chăng.

Bạn có thể tham khảo và mua INSOTAC GOLD tại đây!

Massage vùng bụng dưới cho bé để giảm táo bón

Massage vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ là cách giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón khá là hiệu quả. Cách này sẽ kích thích nhu động ruột, giúp ruột co bóp đều đặn, dễ dàng tống xuất phân và khí bị ứ tích trong đường ruột của trẻ, làm giảm tình trạng đầy bụng, chướng hơi. Bố mẹ có thể thực hiện phương pháp này thường xuyên để giúp con thấy dễ chịu, thư giãn hơn.

Massage vùng bụng dưới cho bé để giảm táo bón

Trên đây là những chia sẻ về các nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm cũng như một số cách đơn giản giúp ngăn ngừa, hạn chế chứng táo bón cho bé. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, hãy cố gắng xem xét và áp dụng càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu của táo bón lên sức khỏe của trẻ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *