Trẻ nhỏ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bé lười ăn, chậm tăng cân và giảm sức đề kháng. Vậy khi trẻ bị táo bón, chán ăn ba mẹ phải làm sao? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp phần nào những phiền muộn này, hãy cùng theo dõi nhé!
Tại sao trẻ táo bón thường mắc chứng biếng ăn?
Phần lớn khi trẻ bị táo bón thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Do là khi bé bị táo bón, phân sẽ tích tụ ở ruột già và không được đào thải ra ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, khiến trẻ không muốn ăn, ăn không ngon, lâu dần sẽ dẫn tới chứng biếng ăn, kém hấp thu. Nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Phần lớn khi trẻ bị táo bón thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, táo bón
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, chán ăn một phần nhỏ là do tổn thương bên trong hệ tiêu hóa (táo bón thực thể), phần lớn là do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý (táo bón cơ năng).
Do chế độ ăn uống thiếu khoa học
Ba mẹ chỉ tập trung bổ sung dinh dưỡng cho bé từ các loại thịt, cá, trứng, sữa… mà quên mất rau củ quả, khiến cơ thể thiếu lượng chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng táo bón.
Trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ ngọt, đồ chiên rán,… vừa khiến bé chán ăn, bỏ bữa chính vừa dễ gây thừa cân, béo phì và táo bón.
Trẻ lười uống nước, lúc này ruột già sẽ tái hấp thu nước ngược trở lại từ phân, khiến phân trở nên khô cứng và dẫn tới táo bón.
Cũng có thể là do trẻ sử dụng sữa công thức chưa phù hợp, ít thành phần tốt cho hệ tiêu hóa hoặc ba mẹ pha sữa không đúng tỷ lệ cũng khiến con bị táo bón.
Pha sữa công thức không đúng tỷ lệ khiến con bị táo bón
Do lười vận động
Ngày nay, trẻ rất dễ bị thu hút bởi các thiết bị điện tử và có thể ngồi hàng giờ chỉ để chơi game hay xem phim. Điều này vô tình khiến bé dần trở nên lười tham gia các hoạt động thể chất, dễ dẫn đến chứng táo bón.
Bên cạnh đó, trẻ ít vận động thì năng lượng tiêu hao không nhiều, do đó, tăng nguy cơ con bị thừa cân, béo phì.
Do lười vận động
Do thói quen nhịn đi ngoài
Bé mải chơi hoặc xem các thiết bị điện tử quá chăm chú mà quên luôn cả việc đi vệ sinh. Bên cạnh đó, một số trẻ khi đến trường thì có thói quen nhịn đi cầu do ngại thầy cô hay nhà vệ sinh trên trường khiến bé không cảm thấy thoải mái. Từ đó, khiến phân tích tụ bên trong ruột già và trở nên cứng, khô, tăng kích cỡ và gây ra chứng táo bón.
Do thói quen nhịn đi ngoài
Do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột
Điều này thường xảy ra khi trẻ sử dụng kháng sinh hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Loạn khuẩn đường ruột gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Cơ thể thiếu chất khiến trẻ ăn không ngon, lười ăn, nặng hơn có thể dẫn tới suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, khi mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tức vi khuẩn có hại tăng lên trong khi vi khuẩn có lợi bị giảm sút, dẫn đến các rối loạn tiêu hóa thường gặp như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu,…
Do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột
Làm thế nào để xử lý tình trạng táo bón, chán ăn ở trẻ?
Phần lớn tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ là táo bón cơ năng. Do đó, để cải thiện và phòng ngừa táo bón ở trẻ, ba mẹ cần phải kết hợp giữa các giải pháp chữa trị và điều chỉnh lại thói quen ăn uống sinh hoạt cho trẻ. Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả thường được sử dụng.
Lựa chọn thực phẩm giúp cải thiện chứng táo bón
- Các loại rau xanh: Tăng lượng rau xanh trong bữa ăn hàng ngày của trẻ để cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết, giúp làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón. Một số loại rau tốt cho trẻ bị táo bón như mồng tơi, diếp cá, rau khoai lang, cải bina,…
- Các loại trái cây: Kiwi, lê, táo, quả có múi, đu đủ,… cũng là nhóm thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng cho trẻ biếng ăn táo bón. Những quả này giúp bổ sung chất xơ, vitamin C, khoáng chất và nước cho cơ thể, giúp làm mềm phân và giảm thời gian phân di chuyển trong đường ruột của trẻ.
- Bột yến mạch: Đây là thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ có thể nấu cháo yến mạch cho bé để tăng khẩu vị, cải thiện tiêu hóa.
- Uống nhiều nước: Bổ sung đủ nước có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân, giảm sự ma sát với thành ruột khi phân di chuyển, từ đó giúp con đại tiện dễ dàng hơn. Do đó, ba mẹ nên cho bé uống khoảng 1 – 1,5 lít nước/ngày, nếu trẻ bị mất nước nên bổ sung nhiều hơn.
Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt cho trẻ
- Cho trẻ tích cực vận động: Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, những trẻ lười vận động có nguy cơ bị táo bón cao hơn 26% so với những trẻ ưa vận động. Chính vì thế, ba mẹ nên khuyến khích bé hoạt động nhiều hơn, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Điều này kích thích nhu động ruột, vừa giúp ngăn ngừa táo bón, vừa tốt cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Với những trẻ lớn, ba mẹ hãy khuyến khích con chạy nhảy, chơi các môn thể thao,… Còn với những bé nhỏ hơn, phụ huynh có thể cho bé thực hiện các động tác nhẹ nhàng như đạp xe hoặc massage bụng cho con để giúp bé cảm thấy thư giãn, thoải mái và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Rèn thói quen đi đại tiện cho trẻ: Cha mẹ nên hình thành cho con thói quen đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày, thường là sau khi ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng, lúc này nhu động ruột hoạt động mạnh giúp bé dễ đi ngoài hơn. Và khi rèn thì nhớ là không nên cho trẻ ngồi bô quá lâu.
Rèn thói quen đi đại tiện cho trẻ
Sử dụng thuốc và một số biện pháp kích thích trẻ đi ngoài
Nếu tình trạng táo bón nặng, kéo dài, mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn, giúp con giảm bớt sự căng thẳng, bí bách do táo bón, từ đó con mới có thể ăn ngon được. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi cho bé sử dụng các thuốc nhuận tràng, bơm thụt hậu môn.
Sử dụng thuốc và một số biện pháp kích thích trẻ đi ngoài
Sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện chứng táo bón ở trẻ
Biện pháp lâu dài mà các bậc phụ huynh cần ưu tiên khi trẻ biếng ăn táo bón chính là bổ sung các chất xơ hòa tan và cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là tiền đề giúp bé ăn ngon, hấp thụ tốt và ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả.
Các mẹ có thể tham khảo ngay sản phẩm INSOTAC GOLD để bổ sung cho bé khi bị táo bón. Những ưu điểm nổi bật của sản phẩm INSOTAC GOLD có thể kể tới như:
- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột lên tới 2 tỷ lợi khuẩn/gói.
- Men vi sinh dạng bào tử cho khả năng sống sót ở acid dịch vị vượt trội hơn dạng lợi khuẩn trưởng thành, từ đó tăng hiệu quả cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa táo bón.
- Bổ sung chất xơ hòa tan (FOS, Fibregum, Mủ trôm) và các chất nhuận tràng thẩm thấu (Sorbitol, Galactofructose) giúp tăng khả năng cải thiện chứng táo bón, rất tiện lợi nếu chế độ ăn hàng ngày không đảm bảo đủ chất xơ.
- Bổ sung các vitamin nhóm B giúp điều hòa các enzym tiêu hóa, cải thiện cảm giác ngon miệng và làm giảm tình trạng táo bón.
- Dạng gói tiện dụng, hương vị thơm ngon phù hợp với mọi lứa tuổi và giá cả phải chăng.
Bạn có thể tham khảo và mua INSOTAC GOLD tại đây!
Hi vọng những thông tin mà bài viết cung cấp giúp ba mẹ hiểu hơn về những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, lười ăn và có những cách xử trí thích hợp để cải thiện tình trạng này. Đừng quên áp dụng ngay những phương pháp trên để giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhé!