Trẻ biếng ăn và hay nôn là nỗi ám ảnh của không ít ông bố, bà mẹ trong quá trình nuôi con. Tình trạng này có thể khiến bé hấp thu kém và suy dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao các bậc phụ huynh phải tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến con biếng ăn, hay nôn và những cách khắc phục hiệu quả để trẻ phát triển khỏe mạnh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn và hay nôn
Một số nguyên nhân khiến trẻ em biếng ăn và hay nôn là:
Do tâm sinh lý bất ổn của trẻ
Tâm lý sợ hãi khi nhìn thấy đồ ăn hoặc có ấn tượng xấu với thức ăn là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn và nôn trớ nhiều. Tâm lý này thường là do bé từng bị quát mắng, ép ăn, dọa nạt khi ăn hoặc ăn lặp đi lặp lại một món trong nhiều ngày khiến con trở nên chán ăn. Ngoài ra, trẻ còn có thể biếng ăn do thay đổi sinh lý vì cơ thể bé đang trong quá trình chuyển đổi, điển hình như tập bò, mọc răng,…khiến con lười ăn, bỏ bú, ăn không ngon miệng.
Do tâm sinh lý bất ổn của trẻ
Trẻ biếng ăn và hay nôn do mắc bệnh lý
Trẻ biếng ăn hay nôn trớ thường do con đang mắc phải một số căn bệnh, chẳng hạn như:
- Rối loạn tiêu hóa cấp tính hoặc mạn tính sẽ khiến trẻ có những biểu hiện như chướng bụng, khó tiêu, bỏ bú, đầy hơi, biếng ăn,… Khi trẻ gặp phải vấn đề về đường tiêu hóa, nếu bố mẹ ép con ăn thì dạ dày bé sẽ căng chướng và gây ra tình trạng nôn trớ. Vào buổi đêm, bé thường xuyên trằn trọc, quấy khóc và ngủ không ngon giấc,…
Rối loạn tiêu hóa cấp tính hoặc mạn tính gây biếng ăn, nôn trớ
- Những căn bệnh đường ruột là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn và nôn trớ. Trẻ gặp tình trạng này liên tiếp trong một khoảng thời gian dài chính là biểu hiện cảnh báo con đang mắc phải những bệnh lý về đường ruột như viêm dạ dày, loạn khuẩn đường ruột, lồng ruột, viêm ruột, teo tá tràng,… Kèm theo nôn trớ là những dấu hiệu khác như đau bụng, phát ban, sốt,…
- Viêm, nhiễm trùng đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày. Vì hệ miễn dịch của bé chưa hoàn chỉnh và sức đề kháng còn non yếu nên các loại virus, vi khuẩn dễ tấn công vào hệ hô hấp của bé, gây ra tình trạng ho có đờm, ho khan, nghẹt mũi, viêm họng,… Tình trạng này nếu xảy ra lâu ngày sẽ khiến trẻ bị viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, tiểu phế quản,… Kèm theo đó là dấu hiệu khó nuốt, thở khò khè do đờm đang bị tắc nghẽn làm cản trở việc lưu thông khí. Vì trẻ nhỏ chưa biết cách đẩy đờm ra ngoài nên con luôn cảm thấy khó chịu và buồn nôn. Khi bé ăn no, không khí sẽ làm giãn cơ phía bên dưới thực quản khiến thức ăn dễ bị trào ngược, gây ra tình trạng nôn trớ.
Do trẻ ăn quá no
Ăn quá no là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chán ăn, không muốn ăn và hay nôn trớ. Tâm lý chung của hầu hết các ông bố, bà mẹ là luôn muốn con ăn khỏe và ăn nhiều.
Thế nhưng, trên thực tế, dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh là khoảng 30 – 35ml, trẻ 3 tháng là 100ml và trẻ 1 tuổi là 250 – 300ml. Do đó, lượng thức ăn mà con hấp thu vào dạ dày nếu vượt quá dung tích cho phép thì bé sẽ bị nôn ngay lập tức hoặc nôn hết thức ăn vừa tiêu hóa.
Phụ huynh cũng nên lưu ý là không nên ép con ăn nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể. Bởi vì việc này có thể dẫn tới hiện tượng nôn trớ và làm ảnh hưởng xấu tới tâm lý của bé.
Do trẻ ăn quá no
Cách xử trí và cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn và hay nôn
Khi trẻ em biếng ăn và hay nôn trớ, bố mẹ cần phải tìm cách để khắc phục ngay. Tránh trường hợp xảy ra lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng bé bị suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến thể chất, cũng như tâm lý của con.
Bé biếng ăn và hay nôn trong giai đoạn bú sữa mẹ
Với những trẻ sơ sinh đang trong thời kỳ bú mẹ, người mẹ nên chia nhỏ lượng sữa bú một ngày của con. Mỗi lần không nên cho bé bú quá nhiều vì khiến trẻ dễ bị chướng bụng và nôn trớ. Sau khi bú xong, mẹ nên bế con vỗ ợ hơi và không đặt bé nằm ngay hoặc nô đùa với trẻ làm không khí tràn vào dạ dày, khiến bé buồn nôn.
Sau khi bú xong, mẹ nên bế con vỗ ợ hơi và không đặt bé nằm ngay hoặc nô đùa với trẻ
Trẻ em biếng ăn và hay nôn trớ trong thời kỳ ăn dặm
Đây là giai đoạn các bạn cần chú ý nhất vì trẻ tiếp xúc với những loại thức ăn dễ bị rối loạn tiêu hóa. Những lời khuyên từ chuyên gia dành cho bố mẹ nuôi con trong thời kỳ này là:
- Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ biếng ăn hay nôn trớ thành nhiều bữa trong ngày. Lý do là bởi kích cỡ dạ dày của bé còn khá nhỏ nên để con không bị đầy bụng và dễ tiêu hóa, phụ huynh nên giảm lượng thức ăn một bữa và tăng số bữa trong ngày.
- Làm phong phú thực đơn dinh dưỡng cho con bằng việc thường xuyên thay đổi món ăn và cách chế biến, giúp con ăn ngon miệng, cũng như cảm thấy thích thú hơn với bữa ăn.
- Không ép trẻ ăn khi bé không muốn vì việc này có thể khiến con có cảm giác chán ghét đồ ăn và sợ hãi khi đến bữa ăn.
- Tuyệt đối không để trẻ vận động mạnh sau khi ăn xong như chạy nhảy, cười đùa vì rất dễ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.
Làm phong phú thực đơn dinh dưỡng cho con
Trẻ biếng ăn hay nôn trớ do mắc bệnh tiêu hóa
Với những bé biếng ăn do gặp vấn đề về sức khỏe, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn và hay nôn trớ. Để phát hiện những căn bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa và có phương pháp điều trị hiệu quả, cách tốt nhất là đưa con đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Với những bé bị rối loạn tiêu hóa, bố mẹ có thể bổ sung thêm những loại thực phẩm chứa lợi khuẩn, men tiêu hóa để hỗ trợ khả năng tiêu hóa của con. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tham khảo cách mát xa bụng và toàn cơ thể để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
Hãy tham khảo bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa để giảm tình trạng biếng ăn, nôn trớ cho bé
Chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ biếng ăn và hay nôn
Khi con biếng ăn và hay nôn trớ, bố mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Những thực phẩm mà chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích phụ huynh bổ sung cho trẻ là lòng đỏ trứng gà, thịt lợn, giá đỗ, rau chân vịt, các loại rau xanh, hoa quả tươi,… Bên cạnh đó, các bạn cũng nên lựa chọn những loại sữa không chứa đường lactose vì chúng rất dễ khiến trẻ bị đầy bụng, chướng hơi, rối loạn tiêu hóa.
Nếu những trẻ nôn nhiều, bố mẹ tuyệt đối không cho con ăn những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ chiên xào, thức ăn nhanh hoặc có hàm lượng đạm cao như cua, tôm, thịt đỏ… Bởi vì những loại thực phẩm này sẽ làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng của bé và khiến tình trạng đầy bụng, trào ngược dạ dày – thực quản trở nên trầm trọng hơn.
Sản phẩm INFOZYME – Giảm biếng ăn, tăng cường tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất
Ưu điểm nổi bật của INFOZYME
- Sản phẩm cung cấp 5 loại enzym tiêu hóa, từ đó rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị biếng ăn, chậm tăng cân cũng như rối loạn tiêu hóa.
- Công thức sản phẩm đã được tối ưu hóa phù hợp với trẻ em Việt Nam.
- Sản phẩm có bổ sung kẽm, lysin và vitamin B1 tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể khỏe mạnh và tự phòng chống bệnh tật cũng như giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu tốt dưỡng chất nên tăng cân đều.
INFOZYME – Giảm tình trạng biếng ăn, đầy bụng, nôn trớ
Cách dùng của INFOZYME
Uống sau bữa ăn:
Trẻ từ 2-3 tuổi: Uống 10ml/lần, ngày 1-2 lần.
Trẻ trên 3 tuổi: Uống 10ml/lần, ngày 2-3 lần.
Người lớn: Uống 20ml/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ dưới 2 tuổi dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Khuyên dùng:
Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Uống 10ml/lần/ngày.
Trẻ từ 1-2 tuổi: Uống 10ml/lần, ngày 1-2 lần.
Mỗi đợt nên dùng liên tục 4-6 tuần, nên dùng nhắc lại 2-3 đợt. Hòa với nước nguội uống.