Việc xử trí tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ đôi khi là một thách thức đối với nhiều bậc phụ huynh. Trong bài viết này, hãy cùng BIOIMUCANS GOLD khám phá các phương pháp và lời khuyên từ chuyên gia y tế để giúp cha mẹ hiểu rõ về vấn đề này và đưa ra quyết định xử trí thông minh khi con đi phân sống nhé!
Thế nào là đi ngoài phân sống?
Khi trẻ ăn những món mới, thức ăn lạ, thức ăn có tính hàn hoặc trẻ bị lạnh bụng, mệt mỏi khi bị cảm, bị bệnh hoặc sau khi đi tiêm ngừa về… đều có thể đi phân sống trong vài ngày hoặc cả tuần.
Đi ngoài phân sống là đại tiện ra những thức ăn không thể tiêu hóa. Khi đại tiện vẫn có thể nhìn thấy những sợi rau hoặc những mảnh vụn của các loại thực phẩm khi ăn vào.
Đi ngoài phân sống là đại tiện ra những thức ăn không thể tiêu hóa
Đâu là các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đi ngoài phân sống?
Thứ nhất, do cha mẹ cho trẻ ăn uống không hợp lý
Ngày nay, kinh tế phát triển, nhiều cha mẹ có điều kiện nên ép trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm giàu chất đạm (như sữa, trứng, cá, thịt…); dư thừa chất béo, đặc biệt là các loại chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe như mỡ động vật, hoặc quá nhiều thức ăn có tính lạnh… điều này khiến trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, do không hấp thu hết, dẫn tới hiện tượng đi ngoài phân sống và có thể kèm theo tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Ép trẻ ăn quá nhiều chất đạm, chất béo gây rối loạn tiêu hóa, đi phân sống
Thứ hai, do môi trường sống ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh
Sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ bị đi ngoài phân sống ở trẻ. Bản thân sức đề kháng của trẻ đã yếu hơn so với người lớn, nay lại thêm các yếu tố gây bệnh bên ngoài luôn dình dập, điều này khiến trẻ dễ mắc bệnh đường ruột, chậm tăng cân, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Do môi trường sống ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh
Thứ ba, bố mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm
Thông thường theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ trước 6 tháng tuổi phải bú mẹ hoàn toàn. Từ tháng thứ 6 trở đi, cha mẹ mới nên bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm. Nhưng ở một số nơi cha mẹ quan niệm chỉ bú sữa mẹ sẽ không đủ chất cho trẻ, nên đã cho con ăn dặm sớm. Vấn đề là hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, chưa tiết đủ các enzym cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Do đó, thức ăn sẽ không thể tiêu hóa được, gây ra hiện tượng đi ngoài phân sống.
Cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể gây đi ngoài phân sống
Thứ tư, do sử dụng thuốc kháng sinh
Khi trẻ dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, có thể gây loạn khuẩn đường ruột khiến trẻ khó tiêu hóa hết thức ăn.
Ngoài ra, một số bệnh lý như chức năng gan kém, hội chứng không dung nạp lactose, viêm ruột, lồng ruột, viêm tụy, teo đường mật bẩm sinh… cũng sẽ khiến trẻ có nguy cơ gặp phải tình trạng đi ngoài phân sống.
Dùng kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột khiến trẻ khó tiêu hóa hết thức ăn
Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ:
- Trẻ đi ngoài phân lúc rắn lúc sền sệt hoặc nước riêng phân riêng.
- Trong phân lợn cợn hạt, nhầy bọt, có cả những đồ ăn chưa tiêu hóa được, mẹ có thể thấy được cả hạt, rau củ,…
- Phân có màu vàng ngả qua xanh như màu dưa cải.
Trẻ đi ngoài phân lúc rắn lúc sền sệt hoặc nước riêng phân riêng
Ta cần xử trí như thế nào khi trẻ đi ngoài phân sống?
Thứ nhất, hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ
Trẻ đi ngoài phân sống nên ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa như: cháo ninh nhừ hoặc cháo xay với thịt gà, bò hoặc thịt thăn, cà rốt, khoai tây, bí đỏ… Mẹ nên cho con ăn trong 1-2 tuần các món ăn này, khi chế biến cần lưu ý giảm bớt lượng dầu mỡ.
Trong chế độ ăn của con, mẹ tạm thời ngừng cho trẻ ăn các loại thủy, hải sản như: cá, tôm, cua, lươn… Khi phân trở lại bình thường thì có thể cho ăn tất cả các loại thực phẩm khác.
Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn khó tiêu như: ngô, đỗ, nước ngọt nhiều đường, nước có ga, đồ ăn nhanh…
Bố mẹ không nên cho con ăn quá nhiều trong mỗi bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
Trẻ đi ngoài phân sống nên ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa
Thứ hai, mẹ nên bổ sung men vi sinh hoặc sữa chua cho bé mỗi ngày
Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhờ vậy hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh để sẵn sàng đối phó với các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, men vi sinh còn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất.
Trên thị trường có rất nhiều loại men vi sinh, trong đó có một loại mà tính năng ưu việt, được các bác sĩ rất hay tư vấn cho bệnh nhân sử dụng đó chính là men vi sinh BIOIMUCANS GOLD, với hơn 2 tỷ lợi khuẩn dạng bào tử trong mỗi gói, giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa một cách nhanh chóng. Ngoài ra, trong sản phẩm còn có lysin, taurin, kẽm và vitamin nhóm B giúp kích thích ăn ngon miệng hơn và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Sản phẩm này thì dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ, bạn hãy tham khảo và dùng thử ngay nhé!
Cha mẹ có thể tham khảo và mua sản phẩm BIOIMUCANS GOLD tại đây!
Thứ ba, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho bé
Khi con bị đi ngoài phân sống, nhiều mẹ cho con uống thuốc cầm tiêu chảy. Điều này rất nguy hiểm, vì lúc này thức ăn dư thừa chứa các chất độc mà cơ thể không tiêu hóa được sẽ bị giữ lại trong ruột, không được thải ra ngoài dẫn tới nguy cơ tắc ruột.
Cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho bé
Trường hợp như thế nào cần đưa trẻ đến CSYT để được thăm khám và điều trị kịp thời?
Trong trường hợp trẻ đi ngoài phân sống, có biểu hiện phân rắn, lợn cợn, có nước và đi ngoài từ 1-3 lần mỗi ngày thì không đáng lo. Mẹ chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp để trẻ tự hồi phục, đào thải độc tố và các chất dư thừa trong cơ thể.
Với trẻ từ 0 đến 3 tuổi, mẹ cần lưu ý hơn nếu con bị đi ngoài phân sống.
- Nếu trẻ còn bú mẹ hoàn toàn, bị đi ngoài phân sống trong 3 tháng đầu sau sinh mà vẫn tăng cân đạt chuẩn thì mẹ không cần quá lo lắng, dù con có đi ngoài 4-5 lần một ngày. Những trường hợp này, sau 2-3 tháng con sẽ tự hồi phục và khỏe mạnh.
- Còn nếu trẻ sử dụng sữa công thức đi ngoài phân sống, mẹ cần nghĩ đến khả năng con không phù hợp với loại sữa đang sử dụng, từ đó có những thay đổi giúp bé dễ hấp thu hơn.
Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ cần lưu ý và đưa con đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, nếu trẻ đi ngoài phân sống và có những biểu hiện bao gồm:
- Phân có lẫn máu tươi, nhiều nước, kèm theo trẻ ăn uống kém.
- Bé có dấu hiệu mất nước như mắt trũng, môi khô, khóc không ra nước mắt, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm,…Lúc này, mẹ cần bù nước và các chất điện giải cho trẻ bằng oresol đường uống và đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.
Trẻ đi ngoài phân sống có dấu hiệu mất nước cần đưa con đi khám ngay
Trên đây là những chia sẻ về chứng đi ngoài phân sống ở trẻ cũng như một số biện pháp giúp ngăn ngừa, điều trị bệnh. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, hãy áp dụng ngay bây giờ cho bé nhà bạn để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu của triệu chứng này lên sức khỏe của trẻ nhé!