Trẻ hay bị nôn trớ khi đang ăn hoặc sau khi ăn xong là triệu chứng thường gặp ở phần lớn các bé. Đa số những trường hợp nôn trớ này đều là lành tính và có thể tự khỏi khi lớn lên. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện cảnh báo trẻ đang mắc phải căn bệnh nguy hiểm nào đó. Do đó, bố mẹ phải nắm rõ nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi con hay bị nôn trớ.
Nguyên nhân khiến trẻ hay bị nôn trớ sau khi ăn
Bố mẹ chăm sóc và cho con ăn uống chưa đúng cách
- Bố mẹ cho con uống nhiều sữa, ăn quá nhiều thức ăn, ép ăn quá ngưỡng, cho bé bú quá no sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ khi ăn hoặc sau khi ăn.
- Cho con bú không đúng tư thế hoặc bú bình chưa đúng cách sẽ khiến trẻ nuốt phải nhiều khí vào trong dạ dày, gây ra chứng nôn trớ sau khi ăn.
- Khi con vừa ăn no, bố mẹ đã đặt trẻ vào tư thế nằm, quấn tã chặt, băng rốn quá chặt, ép trẻ ngủ sẽ khiến bé bị nôn trớ, khó thở.
Bố mẹ cho con uống nhiều sữa, ăn quá nhiều thức ăn
Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ sau khi ăn xuất phát từ bệnh lý
Trẻ ăn xong hay bị nôn có thể là do con đã mắc phải những bệnh lý sau đây:
- Một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, viêm họng, viêm màng não, viêm dạ dày, các vấn đề về não, thần kinh,… Nếu trẻ mắc phải những căn bệnh này, con có thể xuất hiện những triệu chứng khác như ho, chảy nước mũi, sốt hoặc không. Khi trẻ bị bệnh, con thường cảm thấy mệt mỏi và chán ăn, khó thở,…Do đó, bé hay bị nôn trớ sau khi ăn.
- Con bị nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn đường ruột gây nôn ói kèm tiêu chảy, đau quặn bụng, quấy khóc.
- Con mắc một số bệnh ngoại khoa nghiêm trọng như tắc ruột, lồng ruột, khiến bé hay bị nôn trớ sau khi ăn. Ngoài ra, con còn có thể đi ngoài ra máu, đau bụng quằn quại không rõ nguyên nhân, bụng căng trướng,…
Trẻ bị nôn trớ do ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm virus
Cách hạn chế nguy cơ trẻ ăn hay bị nôn trớ
Triệu chứng bị nôn trớ sau khi ăn ở trẻ em thường xuất hiện sớm và lượng dịch nôn hầu như rất ít, chủ yếu là thức ăn. Tuy nhiên, các bé vẫn có thể sinh hoạt bình thường và không ảnh hưởng tới tình trạng cơ thể. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ trẻ hay bị nôn trớ sau khi ăn, bố mẹ nên điều chỉnh lại cách cho con ăn như sau:
- Không được ép con ăn quá nhiều và cho trẻ ăn quá nhanh. Vì điều này sẽ dễ khiến bé cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhìn thấy thức ăn.
- Khi cho con ăn một loại thức ăn mới, bố mẹ nên cho bé ăn dần dần từ ít đến nhiều, từ dạng lỏng đến đặc.
- Không nên cho con ăn quá nhiều trong một bữa ăn và phải chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Với những trẻ còn đang bú sữa mẹ, sau mỗi cữ sữa, mẹ nên bế con khoảng 10 – 15 phút rồi mới đặt bé nằm.
- Với những trẻ bú sữa công thức, bố mẹ nên đổ sữa ngập tới phần núm vú bình để hạn chế con nuốt nhiều không khí vào trong dạ dày.
- Bên cạnh đó, trong những trường hợp nôn ói nặng, bố mẹ cũng có thể cho con dùng loại thuốc chống nôn phù hợp theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Cha mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày cho trẻ ăn
Cách xử trí hiệu quả khi trẻ hay bị nôn trớ sau khi ăn
Bé hay bị nôn trớ sau khi ăn và đi tiêu lỏng có nghĩa là cơ thể con sẽ mất đi một lượng nước khá lớn. Vì vậy, điều quan trọng nhất bố mẹ cần làm lúc này là phải nhanh chóng bổ sung nước cho con để giúp cơ thể trẻ không bị rối loạn điện giải. Cách xử trí tốt nhất tại nhà là bố mẹ có thể cho con uống nước đun sôi để nguội, nước trái cây loãng hoặc dung dịch Oresol. Với những trẻ sơ sinh còn đang bú sữa mẹ, mẹ nên cho con bú nhiều cữ sữa hơn.
Khi trẻ đã nôn nhiều, bố mẹ không nên cố gắng cho con uống tiếp mà phải đặc biệt lưu ý những điều sau:
- Tư thế bé khi nôn: Nên để con nằm nghiêng hoặc đỡ trẻ ngồi dậy để tránh dịch nôn tràn vào khí quản phổi, gây ngừng thở.
- Chờ đến khi bé bớt nôn trớ, bố mẹ nên cho con uống Oresol hoặc một lượng nước nhỏ đã đun sôi để nguội. Khi bé bị mất nước nhiều sẽ cảm thấy rất khát nên khi uống nước, con thường sẽ uống một hơi rất nhiều rồi nôn thốc tháo ra ngoài. Do đó, bố mẹ phải sử dụng muỗng nhỏ cho con uống từng ngụm một.
Nên cho trẻ nằm nghiêng để tránh dịch nôn tràn vào đường thở
Nếu trẻ không có dấu hiệu mất nước, mẹ có thể tiếp tục cho trẻ ăn. Nếu có dấu mất nước, sau khi bù nước trong vòng 2-3 giờ, trẻ bớt ói, có thể bắt đầu cho con ăn lại. Nguyên tắc là cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hoá và chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Đối với trẻ còn bú mẹ: Tiếp tục cho bú sữa mẹ vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với các dung dịch bù nước. Cho con bú từng chút một, nhiều lần vì trẻ rất dễ bị nôn ói khi có thức ăn vào miệng. Nên cho bé bú 5-10 phút, ngưng 30 phút rồi bú tiếp. Theo dõi khoảng 2-3 giờ, nếu nôn ói giảm, trẻ ổn định, có thể cho bú như bình thường. Nếu không cải thiện, nên cho trẻ đi khám.
- Đối với trẻ lớn hơn: Không cố gắng ép trẻ ăn, nhất là trong 24 giờ đầu. Nên khuyến khích trẻ uống nước bù dịch. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Hạn chế các thức ăn nhiều chất béo vì gây khó tiêu.
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp,…
Hơn nữa, bố mẹ có thể cân nhắc bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp phòng ngừa hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa ợ hơi, đầy bụng, nôn mửa ở trẻ.
Để giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn, các bạn có thể tham khảo ngay sản phẩm INFOZYME – Công thức vàng giúp bổ sung đồng thời 5 loại enzym tiêu hóa:
- Amylase có trong tuyến nước bọt và tuyến tụy cần thiết cho quá trình tiêu hóa carbohydrate (Glucid tinh bột, cơm, cháo, bún phở…), thành glucose.
- Protease ở dạ dày và tuyến tụy còn được gọi là peptidase, enzyme phân giải protein (chất đạm, thịt cá, trứng, hạt trong thực vật) các enzyme tiêu hóa này phân hủy protein thành các axit amin để cơ thể dễ dàng hấp thu.
- Cellulase là một phức hợp enzyme xúc tác thủy phân Cellulose ( chất xơ, rau xanh..) thành Cellubiose và cuối cùng là glucose.
- Lipase sản xuất ở dạ dày chịu trách nhiệm phân hủy lipid (chất béo dầu mỡ..) thành axit béo và glycerol.
- Lactase sản xuất từ tế bào ruột là một loại enzyme phân hủy lactose (đường), một loại đường có trong các sản phẩm từ sữa, thành đường đơn glucose và galactose.
INFOZYME – Giúp tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, nhanh hồi phục sau nôn trớ
Từ đó giúp trẻ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Hơn thế nữa sản phẩm INFOZYME còn giúp bổ sung đồng thờ kẽm, lysin, vitamin B1, từ đó không những giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ mà còn kích thích vị giác, giúp trẻ tăng cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn, nên cải thiện nhanh tình trạng biếng ăn ở trẻ.